Cụ thể: (Xem chi tiết báo cáo tại đây: Bao-cao-cong-tac-truc-ban-ngay-29102020.doc)
1. Về người:
- Người chết: 02 người chết
+ Gia Lai: 01 người (theo thông tin ban đầu: ông Tuin Tyan sinh năm 1988, phường Chi Lăng, thành phố Pleiku bị chết do trú mưa ở lán bị sập);
+ Quảng Nam: 01 người (theo thông tin ban đầu nguyên nhân do sạt lở đất, địa phương đang tiếp tục cập nhật và có báo cáo sau).
- Người mất tích: 55 người do sạt lở đất (theo thông tin ban đầu: Quảng Nam: 53 người Nam Trà My; 02 người Phước Sơn).
- Người bị thương: 28 người (T.T.Huế 4, Đà Nẵng 1, Quảng Nam 5, Quảng Ngãi 13, Bình Định 5).
2. Về nhà:
- Nhà sập: 227 nhà (Quảng Nam: 13; Quảng Ngãi: 165, Bình Định: 45; Phú Yên: 01; Gia Lai: 03).
- Nhà tốc mái, hư hỏng: 88.591 nhà (T.T.Huế: 34, Đà Nẵng 91; Quảng Nam 30; Q.Ngãi: 84.499 (BCH tỉnh đang phân loại cụ thể mức độ thiệt hại); Bình Định: 2.820; Phú Yên: 44; Gia Lai 181; Kon Tum: 32, Lâm Đồng 2).
3. Về trụ sở cơ quan và cơ sở giáo dục
-
Trụ sở cơ quan bị tốc mái, hư hỏng: 31 (Quảng Ngãi).
-
Giáo dục: 49 điểm trường bị tốc mái, hư hỏng (Đà Nẵng: 09; Quảng Nam: 04; Quảng Ngãi: 29; Gia Lai: 03, Kon Tum: 04).
4. Giao thông
- 01 cầu treo tại Kon Tum và 02 cầu tại tỉnh Bình Định bị cuốn trôi.
- Sạt lở gây ách tắc giao thông: Quốc lộ 49 (T.T.Huế): 07 điểm; đường Hồ Chí Minh nhánh tây: 06 điểm (Quảng Trị); 07 điểm (T.T.Huế); 01 điểm tại Km1353+5 thuộc địa phận huyện Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam bị sạt lở, chia cắt hoàn toàn.
5. Về điện lực:
- Đến 7 giờ 00 ngày 29/10/2020 còn 718 xã bị mất điện (nhiều nhất tại các tỉnh Quảng Trị: 90; Quảng Nam: 233; Quảng Ngãi: 168);
- 106 cột điện bị gãy đổ (Đà Nẵng: 03; Quảng Nam: 88; Phú Yên: 12; Gia Lai: 03).
6. Cây xanh bị gãy đổ:
- 6.617 cây (Đà Nẵng: 1.267; Quảng Nam: 5.000; Bình Định: 350).
7. Về tàu thuyền:
- 13 chiếc tàu cá bị chìm (Quảng Nam: 04; Bình Định: 06; Phú Yên: 02; Bình Thuận: 01). Trong đó 02/06 tàu của Bình Định (BĐ 96388 TS/12 LĐ và BĐ 97469 TS/ 14 LĐ) bị chìm trên biển ngày 27/10, Bộ Quốc phòng đã điều 03 tàu và 01 thủy phi cơ tham gia tìm kiếm cứu nạn.
Thời gian tới, tiếp tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, công điện số 32/CĐ-TW của Ban Chỉ đạo Trung ương và Phòng, chống thiên tai; Khẩn trương tìm kiếm người mất tích tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam; tìm kiếm cứu nạn thuyền viên trên 2 tàu cá Bình Định; sẵn sàng lực lượng cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; Theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, sơ tán dân khu vực ngập sâu, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; Vận hành hồ chứa phù hợp, giảm lũ cho hạ du và đảm bảo an toàn công trình, đặc biệt trên sông Vu Gia – Thu Bồn;
Bên cạnh đó, khẩn trương khắc phục hậu quả giao thông để thông tuyến, đặc biệt tại huyện Nam Trà My và đường Hồ Chí Minh thuộc tỉnh Quảng Nam; Tổng hợp thiệt hại và triển khai khắc phục hậu quả (đặc biệt là Quảng Ngãi và Quảng Nam); Các tỉnh căn cứ tình hình thực tế chủ động tổ chức đưa người dân tại các khu vực sơ tán, di dời về nhà đảm bảo an toàn; huy động các lực lượng vệ sinh môi trường, đặc biệt trung tâm y tế, trường học. Tăng cường lực lượng trực ban, chia sẻ thông tin kịp thời về công tác chỉ đạo điều hành ứng phó khắc phục hậu quả.