Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại dự báo tăng trong năm 2021

(VOH) - Trước những diễn biến phức tạp của Covid-19, tình hình buôn lậu, gian lận thương mại các mặt hàng có liên quan… có chiều hướng gia tăng.

Từ nay đến sau Tết Nguyên năm 2021, lực lượng Quản lý thị trường Thành phố tiếp tục thực hiện quyết liệt kế hoạch cao điểm chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại, đảm bảo an toàn thực phẩm trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 - Thông tin được nêu tại hội nghị tổng kết công tác quản lý thị trường năm 2020 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021.

Tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu gian lận thương mại trên địa bàn TP.HCM.
Tặng bằng khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chống buôn lậu gian lận thương mại trên địa bàn TPHCM.

Theo đánh giá của Cục Quản lý thị trường TPHCM, do có vị trí giao thông thuận lợi, quy mô sản xuất và thương mại cao nên TPHCM là địa địa bàn trọng điểm để các đối tượng lợi dụng để vận chuyển, chứa trữ, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng cấm, hàng vi phạm về sở hữu công nghiệp và sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm, không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại,... trên địa bàn Thành phố vẫn còn diễn biển phức tạp và chưa được đẩy lùi.

Do dịch bệnh kéo dài đã xuất hiện nhiều nơi sản xuất khẩu trang kém chất lượng, không đảm bảo an toàn cho người người sử dụng, nhiều đối tượng mua gom khẩu trang bán lại và tự nâng giá bất hợp lý nhằm thu lợi bất chính đã ảnh hưởng đến thị trường và công tác phòng, chống dịch bệnh.

Trước tình hình trên, lực lượng Quản lý thi trường Thành phố thường xuyên giám sát, kiểm tra, xử lý kịp thời và ngăn chăn các hành vi vi phạm trong sản xuất kinh doanh khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn, góp phần phòng, chống dịch bệnh Covid-19 hiệu quả trên địa bàn Thành phố. Ông Ngô Thanh Tùng, Đội trưởng đội quản lý thị trường số 1 thuộc Cục Quản lý thị trường TPHCM cho hay: “Đội trưởng đội quản lý thị trường số 1 xác định công tác kiểm soát thị trường chống buôn lâu gian lận thương mại là hàng giả trên địa bàn thành phố là nhiệm vụ cấp bách, thường xuyên, liên tục, và có giải pháp cụ thể để thực hiện có hiệu quả trong công tác như: chủ động kiểm tra kiểm soát đối với các mặt hàng trọng điểm, thiết yếu, chú trọng công tác nắm bắt thông tin, tăng cường công tác kiểm soát, nắm chắc những nơi tập trung hàng hóa, tăng cường trinh sát ở các điểm trung chuyển hàng hóa”.

Tình hình buôn lậu, gian lận thương mại dự báo gia tăng trong năm 2021
Toàn cảnh hội nghị. 

Ban Chỉ đạo 389 Thành phố và các Bộ, ngành có liên quan trong công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thuơng mại và hàng giả đối với nhóm mặt hàng thuốc là nhóm hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu và vị thuốc y học cổ truyền, bệnh dịch tả heo châu Phi; Vận chuyển trái phép lợn, sản phẩm từ lợn; bệnh lở mồm long móng; dịch cúm A trên đàn gia cầm và người; Nhóm mặt hàng khẩu trang, dung dịch diệt khuẩn phòng, chống dich Covid-19 trên địa bàn TPHCM.

Qua đó, các Sở, ngành, lực lượng chức năng đã kiểm tra, xử lý. Từ tháng 12/2019 đến tháng 11/2020, có hơn 25.800 vụ việc vi phạm, tổng thu nộp ngân sách hơn 9.700.000 triệu đồng.

Trị giá hàng hóa vi phạm áp dụng các biện pháp khắc phục hậu qua buộc tiêu hủy hoặc biện pháp khác là 26 tỷ đồng, giảm 43% so với cùng kỳ năm trước. Số vụ việc chuyển cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khởi tố vụ án hình sự: số vụ việc cơ quan tiến hành tố tụng đã khởi tố là 3 vụ, số vụ chuyển trả xử lý vi phạm hành chính là 3 vụ, số vụ đang xem xét là 20 vụ.

364 vụ buôn bán hàng giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa; sử dụng dấu hiệu xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu trên biển hiệu, trên phương tiện kinh doanh; Giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử; Sản xuất hàng hóa gắn nhãn hàng hóa giả mạo tên thương nhân, địa chỉ của thương nhân khác; Xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu; Hàng hóa gắn nhãn tem, nhãn, bao bi hàng hóa giả,...

Tạm giữ 81.000 đơn vị sản phẩm thực phẩm, hàng gia dụng, khẩu trang, vải, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng,... Qua tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát các nhóm mặt hàng bình ổn, các Đội Quản lý thị trường đã kiểm tra 298 vụ, trong đó có 102 vụ không vị phạm, 196 vụ vi phạm. Kiểm tra 47 vụ, 43 vụ việc vi phạm, đã tạm giữ để tiếp tục xử lý theo định gồm: hơn 11.000.000 cái khẩu trang và nước rửa tay diệt khuẩn các loại. Kiểm tra mặt hàng lương thực, thực phẩm, sữa…

Về công tác chống hàng gian hàng giả trên môi trường mạng, ông Ngô Khánh Văn, Phó Đội trưởng đội quản lý thị trường số 3 thuộc Cục Quản lý thị trường TPHCM cho biết: “Trong năm 2020, Đội Quản lý thị trường số 3 đã kiểm tra, xử lý hơn 300 vụ, thu hơn 6 tỷ đồng tiền phạt hành chính và gần 4 tỷ đồng tiền bán hàng tịch thu. Tổng nộp ngân sách năm 2020 là hơn 10 tỷ đồng, tăng hơn 20% so với cùng kỳ năm trước. Đã tiêu hủy hàng giả, hàng không đủ điều kiện lưu thông trị giá hơn 9 tỷ đồng, tăng 280% so với cùng kỳ năm trước”.

Dự báo năm 2021, dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp và tiềm ẩn ảnh hưởng đến kinh tế xã hội. Theo đó, cung cầu hàng hóa sẽ không ổn định, do đó, tình hình vận chuyển, chứa trữ, buôn bán hàng cấm, hàng hóa nhập lậu và sản xuất kinh doanh hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng kém chất lượng, không đảm bảo an toàn thực phẩm. Các mặt hàng có liên quan như thiết bị y tế, khẩu trang y tế, nước rửa tay… có chiều hướng gia tăng. Cục Quản lý thị trường TPHCM dự kiến số thu nộp ngân sách nhà nước 100 tỷ đồng.

"Đối với địa bàn TPHCM chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát ở địa bàn như các siêu thị, chợ truyền thống,  chợ đầu mối… làm sao đảm bảo hàng hóa phục vụ Tết an toàn, hạn chế thấp nhất các mặt hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ mà người dân hay sử dụng trong dịp Tết” - Cục Trưởng Cục Quản lý thị trường TPHCM Trương Văn Ba cho hay.