Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng

(VOH) - Thảo luận tại hội trường về dự thảo Bộ luật tố tụng dân sự (sửa đổi), trong phiên họp ngày 26/10, nhiều đại biểu cho rằng, Dự thảo luật có nhiều nội dung sửa đổi về cơ bản phù hợp với tinh thần Hiến pháp năm 2013; nhiều quy định mới hướng tới thống nhất, đồng bộ, khắc phục tình trạng chồng chéo.

Nghe toàn bộ bài viết:

Đa số ý kiến tán thành với quy định “Tòa án không được từ chối yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng” và cho rằng, quy định như trên thể hiện rõ quan điểm đổi mới và tinh thần cải cách tư pháp triệt để, thể hiện trách nhiệm của nhà nước trước công dân trong việc giải quyết các vấn đề cuộc sống đặt ra. Khi chưa có điều luật cụ thể để áp dụng thì đối với những vụ việc đơn giản, Tòa án có thể áp dụng tinh thần của Hiến pháp, áp dụng nguyên tắc chung, nguyên tắc tương tự của luật và lẽ công bằng để giải quyết vụ án.

Đồng tình với các quan điểm trên, đại biểu Huỳnh Nghĩa - Đoàn TP.Đà Nẵng cho rằng:

Cũng liên quan đến vấn đề này, đại biểu Trần Ngọc Vinh - Đoàn TP.Hải Phòng, góp ý thêm:

Tuy nhiên, trái với quan điểm trên, một số ý kiến cho rằng, cần cân nhắc kỹ khi đưa quy định này vào trong Bộ luật. Theo các đại biểu, thực tiễn xét xử thời gian qua cho thấy, tỷ lệ án hủy, oan sai tuy không nhiều nhưng vẫn gây nhức nhối trong xã hội. Nếu quy định như vậy khác nào cho phép cơ quan soạn thảo luật được giành quyền thuận lợi, tùy tiện áp dụng pháp luật cho mình còn nguy cơ rủi ro thì dành cho các đương sự, gây nên nguy cơ án hủy, sửa, oan sai ngày càng gia tăng.

Ảnh minh họa - Nguồn: Nhandan.

Về việc áp dụng án lệ, đa số ý kiến cho rằng, án lệ là bước tiến mới, phù hợp với xu thế quốc tế. Tuy nhiên, cần quy định cụ thể về tiêu chí, trình tự, thủ tục công nhận án lệ và hình thức, quy trình áp dụng án lệ. Đại biểu Chu Sơn Hà - Đoàn TP. Hà Nội bày tỏ quan điểm, nếu ngay từ bây giờ, chúng ta không quy định vấn đề này trong luật thì không biết phải chờ đến bao giờ mới có án lệ và tập quán trong thời gian tới, đại biểu Hà đề nghị ban soạn thảo nghiên cứu kỹ, quy định rõ hơn trong điều 21 về án lệ và tập quán khác, có quy định cụ thể tạo điều kiện cho án lệ và tập quán khác hình thành và đến thời điểm nào đó sẽ có nguồn để chúng ta thực hiện quy định này. Đại biểu Chu Sơn Hà - Đoàn TP.Hà Nội, góp ý thêm:

Thảo luận về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng dân sự, một số ý kiến cho rằng, Viện Kiểm sát nhân dân không phải là cơ quan công tố mà chỉ thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn kiểm sát hoạt động tư pháp. Do đó, trong tố tụng dân sự, Viện Kiểm sát nhân dân không phải là cơ quan tiến hành tố tụng mà là cơ quan tham gia tố tụng. Tuy nhiên, nhiều đại biểu tán thành với quan điểm, Viện Kiểm sát là cơ quan tiến hành tố tụng trong tố tụng dân sự. Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền - Đoàn Lâm Đồng đề nghị:

Theo các đại biểu cần tăng cường hơn nữa vai trò của Viện kiểm sát so với quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự đặc biệt trong những vụ việc thực tiễn cho thấy quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự dễ bị xâm phạm, hoạt động của tòa án còn nhiều sai sót. Với vai trò là cơ quan kiểm soát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm ngăn ngừa phát hiện vi phạm của tòa án, người tham gia tố tụng trong quan hệ tố tụng dân sự. Viện kiểm sát nhân dân không quyết định kết quả giải quyết vụ án vì vậy có ý kiến cho rằng Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa, phiên họp dân sự làm ảnh hưởng đến quyền quyết định của các đương sự là không có cơ sở.

Đại biểu Đinh Thị Bạch Mai - Đoàn TP.HCM

Để thực hiện và bảo vệ quyền tiếp cận công lý, bảo vệ và đảm bảo quyền của người khuyết tật, đại biểu Đinh Thị Bạch Mai - Đoàn TP.HCM đã có một số ý kiến góp ý cụ thể và dự thảo Luật:

Về nguyên tắc tranh tụng trong xét xử, nhiều đại biểu tán thành với việc cơ quan soạn thảo bổ sung nguyên tắc tranh tụng trong xét xử nhằm nâng cao chất lượng tranh tụng trong các phiên xét xử, lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để phán quyết bản án, coi đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp. Một số ý kiến đề nghị cơ quan soạn thảo thể hiện rõ hơn nguyên tắc tranh tụng trong phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm và giám đốc thẩm; Cụ thể hóa phương thức tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, đảm bảo lấy kết quả tranh tụng tại tòa làm căn cứ quan trọng để hội đồng xét xử đưa ra phán quyết.