Các vị trí xung yếu này dàn trải trên phạm vi rộng, có guy cơ sạt trượt ta luy; xói lở nền đường; xói lở chân khay, tứ nón mố công trình cầu cống hoặc ngây ngập nước đường ray.
Theo Cục Đường sắt, để đảm bảo an toàn, nhất là vào mùa mưa bão, cần rà soát phân loại, sắp xếp thứ tự ưu tiên đối với các vị trí, công trình xung yếu để kiên cố hóa kết cấu hạ tầng đường sắt và triển khai thực hiện trong kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt hàng năm.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho biết, tổng công ty đã xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, ứng phó sự cố và cứu nạn trong hoạt động GTVT đường sắt nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra.
Các vị trí xung yếu để tăng cường theo dõi, kiểm tra, chốt gác nhằm đảm bảo hoạt động GTVT đường sắt luôn thông suốt, an toàn trong mùa mưa bão.
Xây dựng kịch bản đối với một số tình huống thiệt hại thường hay xảy ra trong mùa mưa, bão và các giải pháp ứng phó, khắc phục để các tổ chức, cá nhân liên quan triển khai thực hiện nhanh chóng, kịp thời khi có các tình huống khẩn cấp xảy ra.
Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cho hay, hiện trên toàn mạng lưới hiện còn tồn tại hàng ngàn vị trí xung yếu.
Đặc biệt, có 12 hầm xung yếu, trên tổng số 39 hầm của bộ toàn mạng lưới đường sắt; có 465 cầu xung yếu trên tổng số 1.862 cầu của toàn bộ mạng lưới.