Tiêu điểm: Nhân Humanity

UBTVQH cho ý kiến về bổ sung dự toán chi thường xuyên NSNN

VOH - Trước khi tiến hành bế mạc phiên họp thứ 27 vào sáng 17/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét, cho ý kiến về 02 nội dung theo dự kiến chương trình.

Tại phiên bế mạc, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về việc bổ sung dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2023 cho các Bộ, cơ quan ở trung ương, các địa phương. Đồng thời cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 6 của Quốc hội. 

Phiên họp thứ 27 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Phiên họp thứ 27 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội

Trong ngày 16/10, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các nội dung liên quan đến kinh tế - xã hội, gồm: đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2023, dự kiến Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024;

Đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 16/2021/QH15 về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.  Và đánh giá giữa nhiệm kỳ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 31/2021/QH15 về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025.

Tiếp thu các ý kiến thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho biết, dự kiến mục tiêu năm 2023 không đạt nhưng tăng trưởng 5% vẫn cao so với dự báo, thuộc nhóm nước có mức tăng trưởng cao ở khu vực Đông Nam Á; hơn nữa IMF đã điều chỉnh dự báo kinh tế toàn cầu chỉ tăng 2,9%.

Có được kết quả tích cực này có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao của Bộ Chính trị, sự đồng hành của Quốc hội, Chính phủ vào cuộc quyết liệt.

Về các quy hoạch, mặc dù đã có cố gắng đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn chậm gần 90% quy hoạch đã được phê duyệt, được thẩm định là sự cố gắng rất lớn. Hiện đã có 14 tỉnh đã phê duyệt quy hoạch; trong đó có sự đóng góp và hỗ trợ của Quốc hội trong việc mà phê duyệt Quy hoạch tổng thể quốc gia và Kế hoạch sử dụng đất.

Về giải ngân kế hoạch đầu tư công, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, mặc dù chưa đạt như mong đợi nhưng đã có cải thiện so với năm 2022, đây là nỗ lực lớn của các bộ, ngành địa phương.

Thời gian tới, Chính phủ tiếp tục rà soát triển khai các chính sách, cơ chế đặc thù đã có, tăng cường hoạt động của hội đồng vùng, cổ phần hóa và thoái.

Bình luận