028.38225933 (Hotline) - 028 3822 1188 (FM 95.6) - 028 38291 357
icon-radio-fm-999-mhz
logo-voh-radio-online
Điện thoại: 028.38225933 - 028.38225934
Đường dây nóng bạn nghe đài: 028.3891 357 - 0948747571

Ứng dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp còn nặng về lý thuyết

(VOH) - Trong ngày làm việc 2/11, Quốc hội đã thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2016.

Các nội dung như nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, các giải pháp đối với tình hình ùn tắc giao thông, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm,… là những nội dung được nhiều đại biểu đề cập.

Các đại biểu họp tại Hội trường Quốc hội. Ảnh: SGGP

Các đại biểu Quốc hội đã phân tích và đánh giá cao những kết quả kinh tế xã hội đạt được năm 2015. Đặc biệt, về kinh tế vĩ mô, nước ta đã hoàn thành 13/14 chỉ tiêu phát triển kinh tế trong bối cảnh nền kinh tế thế giới phục hồi chậm chạp, các quốc gia đầu tàu kinh tế vẫn đối mặt với không ít khó khăn. Đại biểu Nguyễn Tấn Tuân – đoàn Khánh Hòa nhận định:

Tại phiên thảo luận, so sánh nền kinh tế nước ta với các quốc gia trong khu vực, có đại biểu cho rằng năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp trong nước còn thấp so với các nước bạn. Cụ thể hơn, đại biểu Trần Xuân Vinh – đoàn Quảng Nam đã so sánh chỉ số ICOR về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của Việt Nam với 1 số quốc gia lân cận:

Cùng đề cập đến nội dung này, đại biểu Nguyễn Đức Kiên – đoàn Sóc Trăng cho rằng cần phân định rõ trách nhiệm, nhìn thẳng vào các hạn chế nhằm đề ra biện pháp giải quyết rốt ráo cho những vấn đề còn tồn tại trong tái cơ cấu nền kinh tế.

Xoay quanh lĩnh vực nông nghiệp, đại biểu Nguyễn Thanh Bình – đoàn Vĩnh Long đã nêu lên 2 hạn chế về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất và tiêu thụ nông sản chưa tốt. Việc cử các đoàn đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài chưa phát huy được hiệu quả. Bên cạnh đó, quá trình ứng dụng khoa học công nghệ còn nặng về lý thuyết, kêu gọi nhưng thiếu sự hỗ trợ đối với nông dân là 1 trong những trở ngại trong phát triển nông nghiệp nước ta. Để nâng cao hiệu quả tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, đại biểu Nguyễn Thanh Bình đề nghị:

Câu chuyện tái cơ cấu ngành nông nghiệp không chỉ được các đại biểu đề cập ở tầm vĩ mô mà còn được chỉ ra ở những câu chuyện cụ thể qua việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi để thấy rằng với sự buông lỏng quản lý của cơ quan nhà nước đi kèm với tư duy manh mún chỉ biết lợi nhuận trước mắt thì ngành nông nghiệp chưa biết đến bao giờ mới phát triển như mong đợi. ĐB Đinh Thị Phương Khanh - đoàn Long An và ĐB Đỗ Văn Đương - đoàn TP.HCM nêu ý kiến:

Cuối ngày làm việc, Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã tham gia giải trình các nội dung liên quan. Trong đó, báo cáo Quốc hội về lộ trình và độ bao phủ của Bảo hiểm xã hội:

Sáng nay 3/11, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, thực hiện ngân sách nhà nước năm 2015, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2016.