Ưu tiên giải quyết mía ở vùng ngập lũ

(VOH) - Vùng đồng bằng sông Cửu Long có trên 145.000 ha mía và khoảng 600.000 lúa vụ 3. Hiện nước lũ đã gây ngập và đang tiếp tục uy hiếp hàng chục ngàn ha đất lúa, hoa màu khác, trong đó, một số diện tích mía đang vào vụ thu hoạch nhưng đang bị ngập lũ, cần phải giải quyết thu hoạch, đưa vào chế biến nhanh, tránh thiệt hại cho nông dân cũng như lãng phí sản phẩm của xã hội.

Chỉ tính riêng tỉnh Hậu Giang, đã có hơn 32.000 ha lúa vụ 3 và khoảng 6.500 ha mía bị ngập trong nước lũ hơn 10 ngày qua. Thiệt hại ước tính sơ bộ hơn 100 tỷ đồng. Ngành nông nghiệp địa phương đã chi hơn 30 tỷ đồng thực hiện hơn 210 công trình cống, đê bao để tiếp tục bảo vệ sản xuất nông nghiệp. Đối với hoạt động chế biến mía đường, hiện các nhà máy đường Vị Thanh, Phụng Hiệp đang hoạt động nhưng công suất chế biến không lớn, khoảng trên dưới 10.000 tấn mía cây/ngày nên khó tiêu thụ nhanh lượng mía đang bị ngập. Mía nguyên liệu ở những ruộng bị ngập, vừa khó tiêu thụ vừa bán giá thấp, nông dân Đặng Quang Hùng, xã Hoà An, huyện Phụng Hiệp, vừa thu hoạch gần 1 ha mía ngập lũ, cho biết:


Trước tình hình này, để giải quyết lượng mía nguyên liệu trong vùng, giải pháp cấp bách hiện nay là tăng cường hoạt động các nhà máy chế biến đường trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, ông Trần Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đề nghị:


Để giải quyết lượng mía cây tăng đột biến, phía Hiệp hội mía đường Việt Nam cũng đang có chỉ đạo các nhà máy tăng hoạt động, bên cạnh đó là việc thu hoạch vận chuyển và bảo đảm giá mía thu mua, ông Nguyễn Thanh Long, Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam cho biết:

Giải pháp ưu tiên thu mua, vận chuyển, chế biến mía nguyên liệu ở các vùng mía đồng bằng sông Cửu Long đang bị ngập lũ, cần nhanh chóng. Trong đó, giải pháp vận chuyển mía cây sang các nhà máy chế biến đường khác trong vùng để tránh thất thoát, giảm sản lượng lẫn chất lượng đường. Đồng thời, bảo đảm gía thu mua mía phù hợp, để giảm bớt thiệt hại cho nông dân.