Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay

(VOH) - Qua các giai đoạn cách mạng, tư tưởng Hồ Chí Minh được Đảng ta nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc.

Đảng ta khẳng định: “Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản cách mạng Việt Nam, kết quả của sự vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại; là tài sản tinh thần vô cùng to lớn và quý giá của Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951). (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Chủ tịch Hồ Chí Minh trò chuyện với đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (tháng 2/1951). (Ảnh tư liệu: TTXVN)

Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng tỏ, mặc dù tình hình trong nước và thế giới có những thay đổi nhanh chóng và sâu sắc, nhưng tính đúng đắn, sức sống, sự sáng tạo, phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam và xu thế thời đại của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị.

Trước yêu cầu của tình hình mới, sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng, chỉnh đốn Đảng vào xây dựng Đảng về đạo đức hiện nay được đặt ra như một nhiệm vụ chính trị cấp bách, hệ trọng, phải được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, dựa trên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và sự tham gia tích cực của toàn thể nhân dân, bảo đảm cho Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, thực sự tiêu biểu cho lương tâm, trí tuệ của dân tộc và thời đại.

Nhằm làm rõ hơn về vấn đề này, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) tổ chức toạ đàm chủ đề: “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay” với sự tham gia của PGS-TS Hà Minh Hồng- Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TPHCM và Tiến sĩ Nguyễn Thành Nam-Phó Trưởng khoa xây dựng Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh –Học viện Cán bộ Thành phố.

VOH: Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định: Xây dựng Đảng  là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng. Vậy thì tính tất yếu khách quan của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là gì? Xin mời ý kiến của PGS-TS Hà Minh Hồng - Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử TPHCM:

- PGS-TS Hà Minh Hồng: Cần phải khẳng định tính tất yếu tính tất yếu khách quan trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh có mấy nguyên tắc rất căn bản. Một là xây dựng chỉnh đốn Đảng phải luôn gắn với quá trình phát triển liên tục của sự nghiệp cách mạng do Đảng lãnh đạo Đảng sống trong xã hội là một bộ phận hợp thành cơ cấu của xã hội tổ chức Đảng và mọi Đảng viên, mỗi cán bộ phải thường xuyên rèn luyện, thường xuyên tự chỉnh đốn, tự đổi mới để làm tròn trọng trách của mình đối với xã hội.

Nguyên tắc thứ hai là trên bình diện cá nhân là xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhu cầu tự hoàn thiện tự làm trong sạch nhưng cách của mỗi cán bộ Đảng viên để xây dựng chỉnh đốn Đảng.

Thứ ba là công việc xây dựng Đảng về chính trị về tư tưởng và tổ chức về chính trị tư tưởng làm sao để đưa Đường lối tư tưởng làm sao để đưa đường lối chính trị bảo vệ chính trị xây dựng và thực hiện nghị quyết của Đảng như thế nào xây dựng và phát triển hệ tư tưởng của Đảng củng cố lập trường chính trị, nâng cao bản lĩnh chính trị cho mỗi một cán bộ, Đảng viên. Còn về tổ chức từ Trung ương đến cơ sở phải là một tổ chức chặt chẽ có tính kỷ luật cao coi trọng hạt nhân chi bộ và công tác cán bộ. Nguyên tắc cuối cùng là nguyên tắc cán bộ Đảng viên là quyết định nhất.

VOH: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì nội dung công tác xây dựng Đảng được thể hiện ở những điểm nào, thưa TS Nguyễn Thành Nam?

- TS Nguyễn Thành Nam: Công tác xây dựng Đảng đã được Bác chú trọng và đưa lên hàng đầu trong các nhiệm vụ của Cách mạng Việt Nam trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh phải thường xuyên chăm lo xây dựng chỉnh đốn Đảng do vậy Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ nội dung xây dựng Đảng được thể hiện trên cả 4 điểm nổi bật đó là xây dựng Đảng về chính trị xây dựng Đảng về tư tưởng xây dựng Đảng về tổ chức và cây đặc biệt là xây dựng Đảng về đạo đức 4 mặt này có vị trí vai trò rất lớn hệ trọng đến một Đảng cầm quyền và có ý nghĩa sống còn đến vận mệnh lãnh đạo của Cách mạng Việt Nam tồn vong của Đảng ta đây cũng là bốn trụ cột cơ bản và quan trọng trong công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng.

VOH: Còn về các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt Đảng được thể hiện ra sao trong tư tưởng Hồ Chí Minh, xin mời ý kiến của PGS-TS Hà Minh Hồng?

- PGS-TS Hà Minh Hồng trả lời: Trên đây tôi đã nói đến tức tính tất yếu khách quan của 4 vấn đề đó vận dụng vào trong quá trình thực hiện. Tính tất yếu khách quan đó có 5 nguyên tắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thường xuyên nhắc đến, thậm chí là Bác luôn luôn nói rằng không thể quên được, không ai được quên, đặc biệt là các đảng viên các nguyên tắc ấy. Xét theo thứ tự thì trước hết vẫn là nguyên tắc tập trung dân chủ. Thứ hai Bác cũng nói là tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách nguyên tắc. Thứ ba là nguyên tắc tự phê bình và phê bình bởi vì đây là một trong những nguyên tắc mở ra cho mỗi một con người, mỗi một đảng viên, mỗi tổ chức cách thức sinh hoạt như thế nào cách thức làm việc như thế nào, cách để tự rèn luyện chỉnh đốn như thế nào thì bắt đầu tự phê bình và tự phê bình. Nguyên tắc thứ tư Bác hay nói đến là kỷ luật nghiêm minh và cuối cùng là người hay nói đến nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng.

VOH: Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định những nhân tố tạo nên năng lực, sức mạnh lãnh đạo của Đảng. Theo Người, Đảng muốn vững thì phải có lý luận cách mạng của Chủ nghĩa Mác - Lênin - “Chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất”, “làm cốt”, làm nền tảng tư tưởng, “trong đảng ai cũng phải hiểu, phải làm theo chủ nghĩa ấy”. Vậy thì những nhân tố tạo nên năng lực, sức mạnh lãnh đạo của Đảng là gì thưa TS Nguyễn Thành Nam:

- TS Nguyễn Thành Nam: Mỗi chính Đảng trên thế giới đều phải có lý luận hệ tư tưởng của mình, với Đảng Cộng sản Việt Nam cũng vậy. Sức mạnh của Đảng là nằm ở vấn đề trọng ý nhân tố quyết định, năm 1927 trong tác phẩm Đường cách mệnh lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết: “bây giờ chủ nghĩa nhiều học thuyết nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất chỉ có chủ nghĩa Mác Lênin”. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lấy tư tưởng làm nền tảng tư tưởng của Đảng, đây là sự chỉ đạo về mặt nhận thức còn kim chỉ nam cho hành động của Đảng, là chỉ đạo về mặt thực tiễn Bác đã chỉ rõ trong bất kỳ tình huống nào chúng ta không thể xa rời chủ nghĩa Mác Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam phải đứng vững trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin đó chính là nhân tố tạo nên sức mạnh năng lực lãnh đạo của Đảng.

VOH: Khi nói về công tác xây dựng đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân. Đảng vừa là người lãnh đạo vừa là đầy tớ thật trung thành của nhân dân; phục vụ nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân làm tôn chỉ; dựa vào dân để xây dựng Đảng. mời PGS-TS Hà Minh Hồng phân tích rõ hơn về vấn đề này?

- PGS-TS Hà Minh Hồng trả lời: Chúng ta đã thấy được rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh đến quan hệ mật thiết giữa đảng và nhân dân. Bản chất nguồn gốc sâu xa của vấn đề này đó là mối quan hệ mật thiết giữa đảng với dân. Tất cả cán bộ, con người đều từ nhân dân mà ra, cho nên mối quan hệ mang tính tất yếu tự nhiên. Quan hệ tự nhiên đó như là cá với nước, không thể thiếu được của lệ thuộc vào nhau phụ thuộc vào nhau tạo điều kiện cho nhau. Vấn đề thứ hai là chúng ta cũng thấy quan hệ giữa Đảng với nhân dân, đó là yêu cầu người cán bộ, người đảng viên phải gần gũi với dân, phải thân dân, gần dân, bám dân. Ngày nay, quan trọng nhất đó là chúng ta phải bám được đời sống của nhân dân, sống được với nhân, sống ở trong dân cùng với nhân dân để làm những gì mà Đảng giao phó, thì chính nhân dân là người chỉ dẫn cho chúng ta làm.

VOH: Trong Di chúc của Người, có yêu cầu “Việc cần làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân”. Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu Đảng phải thường xuyên chăm lo xây dựng và chỉnh đốn. Vì sao Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt ra yêu cầu này, xin mời ý kiến của TS Nguyễn Thành Nam:

- TS Nguyễn Thành Nam: Một trong những quan điểm lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng là phải thường xuyên chăm lo xây dựng Đảng. Đây là nhiệm vụ rất thường xuyên, là yêu cầu cần thiết đối với một chính Đảng cách mạng. Đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, việc xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh là phải tiến hành thường xuyên liên tục trong các thời kỳ cách mạng khác nhau. Lịch sử cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng rất tự hào, rất vẻ vang cho nên Bác lo lắng Đảng ta không tránh khỏi sẽ rơi vào chủ quan, rơi vào tự mãn, kiêu ngạo của người cộng sản, cho nên Hồ Chí Minh đã tiên liệu và đặt ra yêu cầu là cần thiết cấp bách đẩy mạnh xây dựng Đảng. Mặt khác, Bác trăn trở là Đảng ta sẽ dễ rơi vào quan liêu mệnh lệnh và nhất là xa dân. Cho nên lúc ấy cần phải xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Trong tư tưởng của Chủ nghĩa Hồ Chí Minh về xây dựng chỉnh đốn Đảng có một độc đáo, đó là nếu xây dựng Đảng là phải xây dựng từ chi bộ- tế bào hạt nhân của Đảng, từ những người Đảng viên tốt, có người Đảng viên tốt thì có chi bộ tốt, có đảng tốt. Chỉnh đốn Đảng phải chỉnh đốn từ trên xuống, từ Trung ương xuống đảng bộ của các cơ sở địa phương. Cho nên việc xây dựng chỉnh đốn Đảng trong từng thời kỳ cách mạng và nhất là thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, đổi mới đất nước đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, thì vấn đề về việc xây dựng, chỉnh đốn Đảng cần phải được đặt lên hàng đầu trong nhiệm vụ cách mạng của Đảng ta hiện nay.

Xin cám ơn hai vị khách mời.

Kỷ niệm trọng thể 130 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh - Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ thiên tài, người thầy vĩ đại của Cách mạng Việt Nam, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới, người chiến sĩ cộng sản quốc tế mẫu mực...