Toàn cảnh Quốc hội (ảnh: TTXVN)
Tuy nhiên, nhiều đại biểu cũng cho ý kiến về một số vấn đề như: Quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội (quyền im lặng); quyền của bị can, bị cáo đọc, ghi chép tài liệu trong hồ sơ vụ án; việc mở rộng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra...
Cụ thể, về quyền im lặng, nhiều đại biểu cho rằng việc quy định người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền “tự do” trình bày lời khai…là quá rộng, có thể gây khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án; đề nghị quy định theo hướng “người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, đưa ra ý kiến”.
Cũng theo các đại biểu, quy định như dự thảo là minh bạch hơn so với hiện hành, vừa giúp cho bị can, bị cáo thấy rõ quyền của mình, người tiến hành tố tụng thấy rõ nghĩa vụ và giúp Nhà nước chống oan, sai. Đây cũng là tiền đề rất quan trọng để thực hiện nguyên tắc “trách nhiệm chứng minh”, “suy đoán vô tội”, “đảm bảo quyền bào chữa”.
Đa số ý kiến tán thành quy định của dự thảo Bộ luật về việc bắt buộc ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can, bảo đảm tính khách quan, hạn chế bức cung, nhục hình trong quá trình điều tra. Nhiều đại biểu cho biết: Đây là quy định mang tính tiến bộ, thể hiện việc khi hỏi cung sẽ có sự công khai, minh bạch và có sự giám sát. Qua đó sẽ khắc phục được việc bức cung, nhục hình. Tuy nhiên, đại biểu Huỳnh Ngọc Ánh - đoàn TP.HCM vẫn tỏ ra băn khoăn về quy định này:
Có đại biểu còn băn khoăn về nguồn kinh phí để trang bị các thiết bị ghi âm, ghi hình cho tất cả các cuộc hỏi cung. Đại biểu Lừ Thị Lừu - đoàn Lào Cai góp thêm ý kiến:
Về việc mở rộng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, một số ý kiến tán thành với dự thảo Bộ luật về việc mở rộng diện các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đối với Kiểm ngư, Thuế, Ủy ban chứng khoán Nhà nước vì đây là những lĩnh vực chuyên môn, đặc thù, đòi hỏi cán bộ điều tra phải am hiểu sâu sắc kiến thức chuyên ngành. Đại biểu Đặng Thuần Phong - đoàn Bến Tre, góp ý cho vấn đề này:
Cũng có đại biểu cho rằng, việc mở rộng các cơ quan được giao nhiệm vụ điều tra gồm Kiểm ngư, Thuế, Ủy ban chứng khoán… như dự thảo nêu là không cần thiết bởi các cơ quan này cần phối hợp thực hiện hoạt động theo yêu cầu của cơ quan điều tra thuộc lĩnh vực liên quan. Do vậy, nên giữ nguyên quy định hiện hành.
Về quyền của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội, nhiều đại biểu tán thành với quy định này như trong dự thảo Bộ luật. Các đại biểu bày tỏ nhất trí cao với dự thảo trong việc tiếp cận quyền này của người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, bị cáo và phân tích, xuất phát từ nguyên lý của tố tụng hình sự, chứng minh tội phạm là trách nhiệm của bên buộc tội. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không có nghĩa vụ chứng minh,… về vấn đề này, đại biểu Phạm Trường Dân - đoàn Quảng Nam lại có ý kiến khác:
Nhiều ý kiến đại biểu nhìn nhận: Thực tiễn thi hành Bộ luật Tố tụng hình sự và kết quả giám sát oan sai cho thấy, quá trình giải quyết vụ án hình sự tồn tại không ít trường hợp vi phạm quyền con người, bức cung, nhục hình để có bằng được lời khai của bị can. Do vậy, việc quy định rõ như dự thảo là hết sức cần thiết, buộc các cán bộ tố tụng phải thay đổi tư duy trong cách giải quyết vụ án. Điều này, sẽ làm cho hoạt động của các cơ quan tố tụng tích cực, khách quan và toàn diện hơn.