"Việt Nam kiên quyết đấu tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia"

(VOH) - Sáng 18/11, là phiên chất vấn cuối cùng của các Đại biểu Quốc hội (QH) đối với các Bộ trưởng và thành viên Chính phủ tại kỳ họp lần thứ 10 này.

Nghe bài viết:

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã dành 40 phút để trực tiếp trả lời các câu hỏi mà đại biểu (ĐB) nêu ra tại nghị trường.

Phiên chất vấn của Quốc hội sáng ngày 18/11- Ảnh: VTV.

Theo ý kiến của các Đại biểu, kì họp Quốc hội lần này có nhiều điểm mới được các đại biểu khá hài lòng và đánh giá là sát với lịch trình kế hoạch đề ra. Đây cũng là lần đầu tiên Quốc hội dành khoảng thời gian hơn hai ngày để các ĐB trực tiếp chất vấn sâu sát các vấn đề vướng mắc trong thực tiễn. Đặc biệt là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng đàn trả lời trực tiếp các vấn đề của đại biểu, cử tri cả nước quan tâm.  

Chính phủ nỗ lực để đạt mức các chỉ tiêu của Quốc hội

Đúng 9 giờ sáng, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo nhanh trước Quốc hội về tình hình kinh tế - xã hội trong 5 năm vừa qua và phương hướng cho 5 năm tiếp theo (2016- 2020), Thủ tướng nhấn mạnh “vẫn còn khó khăn trước mắt, nhưng với những kết quả đạt được là cơ sở để chúng ta đạt những mục tiêu, nhiệm vụ trước mắt, Chính phủ sẽ nỗ lực để đạt mức các chỉ tiêu mà Quốc hội đề ra trong năm 2015. Trong đó, phấn đấu tăng trưởng GDP tăng trên 6,5% và khẩn trương triển khai có hiệu quả các Nghị quyết của Quốc hội ngay từ ngày đầu tháng 1 năm 2016”.

Đi thẳng vào vấn đề mà các đại biểu yêu cầu, Thủ tướng nói rõ nội hàm về kinh tế thị trường định hướng XHCN và những giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng đây là vấn đề quá rộng, nhưng khẳng định những gì mà chúng ta đã và đang làm phù hợp với xu thế hội nhập và đang từng bước phát triển.

Về giải pháp, chúng ta xây dựng 17 mục tiêu được xác định bằng 169 chỉ tiêu, không chỉ nước ta mà phản ánh khát vọng toàn nhân loại được sống trong một thế giới hòa bình, không có chiến tranh, không còn đói nghèo, phát triển xanh, môi trường sống trong sạch và bền vững.

Về nội dung giảm nghèo đa chiều, Thủ tướng cho biết, đã có trên 30 triệu người thoát nghèo trong công cuộc đổi mới hơn 20 năm qua, được các tổ chức Liên Hiệp Quốc ghi nhận. Hiện nay, chuẩn nghèo đơn chiều như đang thực hiện đã không còn phù hợp nữa, chuẩn nghèo đa chiều đã có hơn 30 quốc gia khuyến cáo sử dụng phương pháp này.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn của Quốc hội, sáng ngáy 18/11 - Ảnh: VTV.

Quốc hội cũng đã ban hành Nghị quyết về mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020, giao Chính phủ xây dựng chuẩn nghèo mới theo phương pháp tiếp cận đa chiều, tức là ngoài tiêu chí thu nhập còn có các tiêu chí tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, thông tin…Quyết định về chuẩn nghèo mới giai đoạn 2016 2020 sẽ được Chính phủ ban hành trong tuần tới.

Chính phủ cũng tiếp tục hoàn thiện hiệu quả các chính sách đặc thù đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, các địa bàn khó khăn, nhất là về đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sạch, giáo dục, phát triển ngành nghề, khuyến nông, khuyến lâm…

Thủ tướng đánh giá cao về những ý kiến rất tâm huyết, trách nhiệm của các đại biểu, tuy nhiên thời gian không nhiều nên các ý kiến còn lại sẽ được Thủ tướng trả lời bằng văn bản và đăng công khai trên website của Chính phủ.

Việt Nam kiên quyết đấu tranh, bảo vệ độc lập, chủ quyền lãnh thổ, lợi ích quốc gia

Thời gian còn lại, Thủ tướng dành cho phần chất vấn của các đại biểu về tranh chấp chủ quyền, diễn biến phức tạp về tình hình biển Đông, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Một lần nữa, Thủ tướng khẳng định: lập trường, quan điểm chủ trương của Đảng và nhà nước ta rõ ràng nhất quán, cơ bản là phù hợp. Chúng ta cần tiếp tục kiên định, kiên trì thực hiện sáng tạo hiệu quả lập trường quan điểm của Đảng và nhà nước. Chúng ta chân thành, làm hết sức mình để tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác, bình đẳng cùng có lợi, cùng phát triển giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực”. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhấn mạnh:

Thông điệp trong bài phát biểu của Thủ tướng trước Quốc hội và trước hàng triệu cử tri cũng là phần kết thúc phiên chất vấn 2 ngày rưỡi của QH. Có hơn 54 lượt đại biểu phát biểu thảo luận, chất vấn. Trong đó, có 18 đại biểu dành 27 câu hỏi cho Thủ tướng. Phó chủ tịch Quốc hội, Huỳnh Hồng Sơn, đánh giá:

Trong ngày 18/11, Đoàn thư ký kì họp sẽ chuẩn bị nội dung và dự thảo nghị quyết của Quốc hội gửi xin ý kiến của các đại biểu Quốc hội trước khi thông qua.

Bình luận