Trong đó, có 2 công trình đạt Giải thưởng sáng tạo TPHCM năm 2019 gồm:
- Công trình “Keo thông minh trong điều trị lành thương” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Hiệp thuộc Trường Đại học quốc tế - Đại học Quốc gia TPHCM;
- Công trình “Nghiên cứu bào chế mỹ phẩm Gel Dương Cam Cúc matricaria chamomilla L. – Liposome hỗ trợ điều trị da bị viêm và dị ứng” của PGS. Tiến sĩ Trần Văn Thành thuộc Trung tâm Khoa học Công nghệ Dược Sài Gòn, Trường Đại học Y Dược TPHCM.
TS Nguyễn Thị Hiệp (bìa phải) hướng dẫn nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Quốc tế - Đại học Quốc gia TPHCM. Ảnh: SGGP.
4 công trình đạt Giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học Éureka gồm:
- Công trình “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm EM từ các chủng vi sinh vật phân lập trong dạ dày bò ứng dụng xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp” của Kỹ sư Nguyễn Văn Đoán thuộc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Trẻ;
- Công trình “Nghiên cứu nâng cao hiệu quả vi bao hợp chất màu anthocyanin vào trong tế bào nấm men” của nhóm Hoàng Thị Thúy Hằng – Nguyễn Huyền Nguyệt Trân – Cao Thị Thảo – Nguyễn Thị Huyền thuộc Đại học Công nghiệp thực phẩm TP;
- Công trình “Nghiên cứu, thiết kế và chế tạo robot xoa bóp dựa trên nền tảng trí tuệ nhân tạo” của nhóm kỹ sư Trương Công Toại –Nguyễn Trần Thanh Phòng –Lương Hữu Thành Nam –Nguyễn Đào Xuân Hải thuộc Phòng Thí nghiệm trọng điểm Quốc gia Điều khiển số và Kỹ thuật hệ thống, Trường Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia TPHCM;
- Công trình “Ứng dụng tin dioxide dạng hạt nano cho xử lý khí ô nhiễm” của nhóm tác giả Bùi Đại Phát –Trần Hồng Huy thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia TPHCM.
Từ đó vận động, khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân thi đua học tập, hưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động sáng tạo, đưa ra sáng kiến, tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ ở mọi lĩnh vực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế.
Minh Hiệp