Chắc hẳn mọi người còn mơ hồ về khái niệm Admin và các quyền hạn cũng như nhiệm vụ của admin khi quản lý một trang web, fanpage và diễn đàn nào đó. Admin không quá xa lạ với người dùng internet thường xuyên và có nghĩa khác nhau tùy theo từng lĩnh vực ngành nghề.
Admin là gì ?
Admin là cụm từ viết tắt của từ Administrator, dịch sang nghĩa tiếng việt có nghĩa là người quản trị, người quản lý hay quản trị viên và tùy theo ngữ cảnh, ngành nghề khác nhau.
Đây được xem là một quyền quản lý cấp cao nhất trong hệ thống làm việc tuy nhiên cũng theo từng ngành nghề mà vai trò cũng như quyền hạn của admin có thể lúc cao lúc thấp.
Vì cũng là cụm từ admin nhưng nghĩa sẽ tùy vào từng ngữ cảnh, ví dụ như trên các website thì admin là người có quyền hạn cao nhất, có thể điều hành, tùy chỉnh sửa nội dung của một trang website cụ thể còn với sales admin thì chỉ là nhân viên kinh doanh hay trợ lý kinh doanh.
Các Admin phổ biến nhất hiện nay
Admin Facebook
Admin Facebook là người tạo ra các fanpage, groups và người này có tất cả quyền hạn đối với một cái group, fanpage mà họ tạo ra. Thường các fanpage, group được tạo ra nhằm hướng nhiều đối tượng khác nhau, nhằm thu hút lượng tiếp cận, tương tác và cũng để giải trí hay mua bán kinh doanh tùy theo mục đích của admin tạo ra.
Admin Web
Đối với admin một website thì người đó nắm giữ quyền hạn cao nhất đối với website đó. Admin web có thể là 1 người hay có thể nhiều người tùy theo mục đích của người tạo ra và phân quyền sử dụng cho các người khác.
Admin ở đây hay thường được gọi là quản trị viên website cho phép điều phối và kiểm soát tất cả quy trình hoạt động của một website hay sử dụng những thông tin số liệu phân tích của website tại thời điểm nào đó để có thể lựa chọn chiến lược phù hợp, hay định hướng nội dung cho website phát triển.
Hiện nay nhiều trang website đều có đội ngũ admin quản lý để kiểm soát tình trạng hoạt động của website, cũng như ứng biến những vấn đề thay đổi website, đưa ra các giải pháp và phát triển website tốt hơn.
Admin diễn đàn, blog, trang cộng đồng.
Ở các diễn đàn, forum hay các blog cộng đồng là nơi bạn có thể thấy admin nhiều nhất. Họ là người quản lý một cái diễn đàn, blog và có quyền hạn cao nhất trên đó, họ sẽ kiểm duyệt nội dung mà các thành viên đăng tải trên trang của họ.
Các admin có thể phân quyền bậc thứ cấp cho các thành viên trong đội ngũ quản trị của họ như admin, mod, smod,...Thường các admin sẽ có quyền tối cao nhất trong một diễn đàn, blog nên họ sẽ chọn lọc nội dung của người đăng, có quyền đánh dấu spam và xóa bỏ bài đăng, cũng có quyền khóa tài khoản người đăng vĩnh viễn.
Ngoài các dạng admin phổ biến trên còn có một admin mà mọi người thường gặp phải trên các trang tuyển dụng như admin trong công ty hay là sales admin, đó chỉ là trợ lý hay nhân viên kinh doanh là người làm nhiệm vụ hỗ trợ bộ phận kinh doanh thực hiện hoạt động bán hàng của một công ty. Quyền hạn của họ thường sẽ thấp và sẽ dưới quyền các sếp của công ty.
Các quyền hạn và chức năng của admin ?
Quyền hạn website admin
Vơi thời đại công nghệ số này thì admin một website có vai trò khá quan trọng trong việc đóng góp sự phát triển của chủ sở hữu. Admin có vai trò quản trị, kiểm soát quá trình hoạt động và tối ưu hóa website để có thể phát triển website tốt hơn và mang lại lợi ích tốt nhất cho chủ sở hữu ( doanh nghiệp / tổ chức / cá nhân ).
Thông thường admin web thường có nhiệm vụ như sau:
Admin template ( cấu hình, giao diện web ): Điều đầu tiên cần phải có ở mỗi website là cái giao diện, cấu hình web phải được thiết kế chuẩn mực, phù hợp với từng lĩnh vực, tối ưu hóa người dùng. Một giao diện website tốt sẽ người dùng đánh giá cao, ở trong website lâu hơn, tăng mức độ tiếp cận và tương tác. Thường mấy công việc sẽ liên quan đến IT hay code nhiều hơn để viết các chương trình tự động hóa các chức năng cần thiết của một website.
Quản lý nội dung: Là một người quản trị website, admin là người quản lý các nội dung hiển thị trên website, danh mục sản phẩm/dịch vụ hay tin tức hình ảnh. Admin có quyền hạn được tạo, sửa, xóa,... các nội dung này hoặc có thể phân quyền sử dụng cho người dùng thấp hơn trong đội ngũ quản trị. Thường thì các admin sẽ có tối ưu hóa nội dung hiển thị bài trên website, xem xét bài viết đúng chuẩn SEO hoặc loại bỏ nội dung không chất lượng trên website của mình nhằm cải thiện website.
Quản lý người dùng: Ở đây quản trị viên sẽ kiểm soát đội ngũ nhân viên của mình trên hệ thống admin, theo dõi hoạt động của các tài khoản nhân viên người dùng thấp hơn. Admin là người tạo và phân quyền chức vụ cho tài khoản nhân viên đó. Bên cạnh đó admin là người có thể phê duyệt các tác vụ hay bình luận của người dùng lên website để từ đó có thể chọn lọc hay chặn các hành vi phá rối, gây hại lên website của mình
Theo dõi an ninh, bảo mật, website: Ở bất kỳ đâu thì an ninh bảo mật vẫn được đặt lên hàng đầu. Website cũng vậy, quản trị viên sẽ kiểm soát tình trạng hoạt động ổn định của một website, kiểm tra bảo mật an ninh cũng như phòng chống malware gây hại hay mã độc xâm nhập nhằm bảo vệ dữ liệu của web cũng như thông tin của khách hàng. Admin thường xuyên theo dõi lưu lượng truy cập, các cánh bảo của phần mềm và ứng phó khắc phục sự cố nhanh chóng.
Quyền hạn Facebook admin
Ở Facebook việc tạo ra các fanpage, group là điều rất dễ dàng, là nơi nhiều người thường xuyên tiếp cận nên quản trị viên sẽ có quyền hạn tối cao nhất để quản lý nội dung đăng tải và phát triển hệ thống.
Ở các group, fanpage thì quản trị viên sẽ quản lý thành viên, mọi người trong đó bằng cách kiểm soát các bình luận hay bài đăng tải, cảnh cáo và xóa các nội dung bình luận xấu nhằm bảo vệ trang của mình trước những thành phần xấu.
Quyền hạn admin diễn đàn, blog, trang cộng đồng
Đây là nơi nhiều tự do ra vào đăng ký thành viên và đăng bài nhiều nhất, vì thể quản trị viên cũng sẽ có quyền hạn cao nhất để quản lý nội dung và chọn lọc xóa các spam, nội dung xấu không phù hợp với chính sách mà diễn đàn đó đặt ra.
Thường các admin ở các diễn đàn sẽ định hướng nội dung cho người dùng bằng cách phân các chuyên mục khác nhau tùy theo sở thích, mục đích người dùng.
Thông thường bạn vào các diễn đàn, trang cộng đồng này thường dễ gặp các tình trạng spam nội dung, spam link, quảng cáo,....nên các admin sẽ phải thường xuyên kiểm soát, xem xét nội dung để đảm bảo diễn đàn hoạt động ổn định.
Trên đây là giải thích admin là gì và các dạng admin phổ biến hiện nay bạn thường gặp cũng như nhiệm vụ, quyền hạn admin cho một lĩnh vực cụ thể.