Công nghệ Blockchain là gì?

(VOH) - Công nghệ Blockchain hiện được xem là một công nghệ "chìa khóa" cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai. Vậy công nghệ Blockchain là gì?

Với khả năng chia sẻ thông tin dữ liệu minh bạch theo thời gian thực, tiết kiệm không gian lưu trữ và bảo mật cao, công nghệ Blockchain (chuỗi khối) là một trong những xu hướng công nghệ đột phá, có khả năng ứng dụng rộng rãi ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực. 

Blockchain là công nghệ mới được nhắc nhiều trong thời gian gần đây. Nếu được bình chọn cho công nghệ mới nổi bật nhất trong năm 2017, thì chắc chắn Blockchain và ứng dụng vào tiền ảo, tiêu biểu như Bitcoin sẽ được xướng tên.

Vậy Blockchain là gì và có thể ứng dụng như thế nào cho từng lĩnh vực từ khối chính phủ, tổ chức ngân hàng - tài chính - tín dụng tới các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, bán lẻ...?

Blockchain là gì?

Hiểu theo nghĩa đen: Block là khối, Chain là chuỗi. Blockchain là chuỗi các khối liên kết với nhau tạo thành. Các khối liên kết vào hệ thống sẽ lấy thông tin của khối trước tạo thành một khối thống nhất bảo mật và an toàn không thể phá vỡ thay thế hay giả mạo.

Tổng quan công nghệ blockchain

Tổng quan công nghệ Blockchain (Nguồn: Thế giới vi tính)

Để hình dung Blockchain giống như một cuốn sổ cái kế toán trong kỹ thuật số, có khả năng xác thực giao dịch giữa 2 đối tác một cách hiệu quả. Blockchain có tác dụng đề kháng với sự thay đổi của dữ liệu khi một chuỗi Blockchain được quản lý bởi mạng lưới phi tập trung, và khi dữ liệu đã được ghi vào một khối thì không thể thay đổi được nếu không thực hiện thay đổi ở các khối liền kề. Hay nói cách khác, bất kỳ thay đổi dữ liệu nào cũng đều yêu cầu sự đồng thuận của đa số đầu mối trong mạng lưới.

giao dịch giũa hai đối tác bằng công nghệ blockchain

Giao dịch giữa hai đối tác bằng công nghệ Blockchain (Nguồn: internet)

Công nghệ Blockchain có thể nó là sự kết hợp giữa 3 loại công nghệ bên dưới:

  1. Mật mã học: Sử dụng public key và hàm hash function để đảm bảo tính minh bạch, toàn vẹn và riêng tư.
  2. Mạng ngang hàng: Mỗi một nút trong mạng được xem như một clinet và cũng là sever để lưu trữ bản sao ứng dụng.
  3. Lý thuyết trò chơi: Tất cả các nút tham gia vào hệ thống đều phải tuân thủ luật chơi đồng thuận (PoW, PoS...) và được thúc đẩy bởi động lực kinh tế

Tính bảo mật và phi tập trung hóa đã khiến Blockchain phù hợp để thực hiện các bản ghi dữ liệu sự kiện, hồ sơ y tế, quản lý hộ tịch, quản lý giao dịch, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, hay trong các cuộc bầu cử bỏ phiếu.

Hệ thống Blockchain đầu tiên được hiện thực hoá ý tưởng là vào năm 2008 và đến năm 2009 thì trở thành thành phần cốt lõi của đồng tiền ảo bitcoin với vai trò như sổ cái chung cho mọi giao dịch. Nhờ có Blockchain mà bitcoin giải quyết được nguy cơ lặp mã chi tiêu của tiền ảo, tạo ra đà tăng trưởng giá trị của đồng tiền này nhất là như trong thời gian vừa qua.

Tuy nhiên như đã nêu ở trên thì tiềm năng ứng dụng của Blockchain vô cùng rộng mở ở các lĩnh vực khác nữa. Trên thế giới như theo trang The Economist thì một ví dụ tiêu biểu cho ứng dụng Blockchain là khi chính quyền Honduras ký kết dự án xây dựng Blockchain cho hệ thống đăng ký nhà đất.

Công nghệ Blockchain ra đời vào năm 2008 bởi Satoshi Nakamoto. Hiện tại Blockchain được chia làm 3 phiên bản (Theo “Blockchain: Blueprint for a New Economy” của Malanie Swan).

Các phiên bản của công nghệ Blockchain:

  1. Blockchain 1.0: Dùng cho các thuật toán về tiền tệ (ví blockchain). Bao gồm chuyển đổi tiền tệ, kiều hối và hệ thống thanh toán kỹ thuật số. Đây cũng là lĩnh vực quen thuộc với chúng ta nhất và xem như là lãnh thổ của Bitcoin và những cryptocurrencies khác.
  2. Blockchain 2.0: Dùng trong ngành tài chính và ngân hàng. Ứng dụng trong xử lý tài chính và ngân hàng: mở rộng Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản bao gồm cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và bất kỳ điều gì có liên quan đến thỏa thuận hay hợp đồng.Nhiều công ty trong ngành dịch vụ tài chính ngân hàng đã chú ý đến tiềm năng của công nghệ Blockchain. Điều này cho thấy những điểm vượt trội mà Bitcoin chưa làm được.
  3. Blockchain 3.0: Kế thừa ưu điểm của tất cả phiên bản Blockchain trước đó đồng thời có thể tích hợp được trong nhiều ngành nghề. Ở những lĩnh vực này sẽ là lại có nhiều loại như physical, digital hay human in nature. Vượt ngoài khả năng của Bitcoin – Công nghệ Blockchain đã được ứng dụng vào thực tế gây bất ngờ lớn cho cả thế giới. Điển hình như Đảng Cộng Hòa tại Utah sử dụng công nghệ Blockchain để giúp các cử tri bỏ phiếu kín, đảm bảo sự công bằng cho mọi cử tri và đại biểu. Các bản ghi sức khỏe điện tử (EHR) ở Estonia được lưu trữ và hoạt động dưới công nghệ Blockchain và còn rất nhiều ứng dụng tiềm năng khác đang được triển khai rộng rãi.

Tương lai của công nghệ Blockchain

Có thể nói, Blockchain được tạo ra như một cuộc cách mạng giúp các hoạt động thương mại điện tử an toàn và tiết kiệm chi phí hơn. Hệ thống này thay đổi hoàn toàn cách nhìn nhận của con người đối với thương mại internet. Tiềm năng lớn nhất của Blockchain là sự kết hợp với hợp đồng thông minh, một công nghệ giúp các giao dịch, thỏa thuận được xác nhận mà không tiết lộ thông tin giữa các bên tham gia bất kỳ.

Hiện nay, có khá nhiều doanh nghiệp, công ty đi theo xu hướng tạo dựng riêng một mạng lưới Blockchain để phục vụ việc giao dịch, vì thế trong tương lai Blockchain sẽ vô cùng phát triển và được áp dụng rộng rãi.

>>> Áp dụng công nghệ blockchain vào bệnh viện

>>> Hơn một nửa số doanh nghiệp lớn cân nhắc dùng công nghệ blockchain