Con số ấy dù chưa lớn, song đã nói lên nỗ lực bền bỉ, tấm lòng tận tụy của những thầy cô giáo không quản vất vả, mang lại cho các em học sinh thiếu may mắn niềm vui tới trường. Dẫu vậy nhưng giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật hiện vẫn còn bộn bề khó khăn và cần được quan tâm nhiều hơn nữa.
Học sinh khuyết tật học hoà nhập: Còn thiếu nhiều điều kiện để dạy tốt Ảnh: Thanh Niên. |
Những năm gần đây, số học sinh khuyết tật học tập tại các trường phổ thông
ngày càng tăng và đi vào nề nếp. Trường tiểu học Hoàng Văn Thụ (Q. Tân Bình) đã
tiếp nhận 28 học sinh học hòa nhập tại trường, chủ yếu là các em dạng tật chậm
phát triển trí tuệ. Để giúp các em, giáo viên xây dựng cầu nối “đôi bạn cùng
tiến” giữa bạn không khuyết tật với bạn khuyết tật, sau đó giáo viên và học sinh
cùng giúp đỡ em khuyết tật đó mạnh dạn trong giao tiếp. Cô Vũ Thị Kim Hoa, hiệu
trưởng trường tiểu học Hoàng Văn Thụ chia sẻ:
Còn em Thu Hương, một học sinh khiếm thị đã được học hoà nhập như các bạn khác, hàng năm luôn là học sinh giỏi toàn diện của trường THPT Nguyễn An Ninh. Em xúc động kể: các bạn giúp em đọc để chép lại toàn bộ sách giáo khoa sang chữ nổi. Trong lớp, em được xếp ngồi ngay bàn đầu tiên để thuận lợi hơn trong học tập. Riêng đối với một số môn học như toán, lý, sinh... có hình học hoặc có nhiều ký hiệu riêng, các thầy cô tận tình mô tả kỹ lưỡng, thậm chí ghi âm lại sự mô tả để giúp em tưởng tượng chi tiết khi làm bài. Thu Hương bày tỏ:
Cô Kim Ngân, giáo viên trường tiểu học Nguyễn Thiện Thuật ( Q.3) cho biết: Trong chế độ, chính sách đối với học sinh khuyết tật, nhà trường không thu tiền các loại như tiền học bạ, giấy thi, đề thi… Nhà trường còn phát động giáo viên, học sinh trong các lớp quyên góp, ủng hộ quần áo, tiền… giúp các em khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn. Và hầu hết các em sau khi theo học lớp hòa nhập, khi về gia đình đều tự phục vụ được bản thân, giao tiếp được, có em giúp đỡ được bố mẹ việc nhà, có em học lên lớp trên:
Tuy nhiên, vẫn còn đó, nỗi trăn trở của những người làm công tác chăm lo cho trẻ khuyết tật nói riêng. Vấn đề tồn đọng và khó khăn lớn nhất là còn 7 quận huyện “trắng” trường chuyên biệt, nơi được xem là môi trường tạo tiền đề cho trẻ học hòa nhập. Đó là Quận 4, quận 7, quận 9, quận Bình Tân, Quận Thủ Đức, Huyện Nhà Bè, huyện Hóc Môn... Toàn TP mới chỉ có 50 phòng hỗ trợ giáo dục cá nhân dành cho học sinh khuyết tật. Thầy Phạm Tuấn, Hiệu trưởng trường chuyên biệt Hy Vọng Q.10 tâm tư:
Bên cạnh đó, hầu hết giáo viên gặp lúng túng trong một lớp học hòa nhập bởi chưa được đào tạo bài bản kiến thức chuyên môn, phương pháp giảng dạy trẻ khuyết tật mà chỉ dựa trên kinh nghiệm, tự mày mò qua những lần tiếp xúc với trẻ, hoặc qua các lớp tập huấn ngắn hạn chưa thành hệ thống. Trong khi ấy, chương trình, tài liệu giáo dục trẻ khuyết tật còn thiếu thốn. Ngoài ra, dạy trẻ bình thường đã khó, nay các thầy cô phải kiêm luôn vừa dạy học và chăm sóc thêm các em khuyết tật thì sự vất vả, khó khăn ấy lại tăng lên gấp bội. Một nội dung chương trình, một phương pháp giáo dục lại không thể áp dụng chung với tất cả trẻ khuyết tật và trẻ bình thường, thậm chí trẻ khuyết tật nặng không có khả năng tự phục vụ… nên đòi hỏi phải dành nhiều công sức, trong khi ấy, các chế độ, chính sách với giáo viên dạy trẻ khuyết tật còn hạn chế…Mức bồi dưỡng khen thưởng cho giáo viên dạy hòa nhập nhiều nơi chỉ từ 50.000 - 100.000 đ/ tháng/ người.
Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT TP, trưởng ban chỉ đạo giáo dục khuyết tật cho biết: phương hướng trong năm học 2010 - 2011 sẽ là tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trợ cấp cho giáo viên dạy trẻ hòa nhập và thu hút xã hội hóa:
Mục tiêu của ngành giáo dục khuyết tật TP là trong năm học 2010 - 2011 huy động 70 % trẻ khuyết tật ra lớp chuyên biệt và hòa nhập. Chặng đường của những người làm công tác chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật cần lắm sự chung tay góp sức của các ngành các cấp và cả cộng đồng để trẻ khuyết tật có được niềm vui đến trường.