TPHCM quyết định thí điểm 1 số chính sách (lương tháng 150 triệu đồng, bố trí nhà ở, phương tiện đi lại, tạo điều kiện cho con đi học…) để “hút” chuyên gia khoa học - công nghệ về làm việc ở khu công nghệ cao, viện khoa học, trung tâm công nghệ sinh học. Cách làm này đã thành công bước đầu.
Chuyện về Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình – Việt kiều Canada
Năm 2003, khi về Việt Nam, ông Bình được Phó chủ tịch UBND TP thời điểm đó là ông Nguyễn Thiện Nhân mời về xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bình – Việt kiều Canada. Ảnh minh họa: Internet
Không ngần ngại, TS Nguyễn Quốc Bình gác việc ở Canada, bán nhà và một mình trở về VN để cùng xây dựng dự án trung tâm nghiên cứu đa năng. Dù quốc tịch nước ngoài nhưng ông Bình vẫn được tin tưởng giao vị trí Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM.
Sau hơn 5 tháng hoạt động, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM đã có bằng phát minh, sáng chế về vắc xin cho cá tra kháng bệnh thận mủ, giúp nông dân tiết kiệm hàng tỷ đồng. Trung tâm còn nghiên cứu lai tạo nhiều giống lan hiệu quả cao …
Từ 2 thành viên ban đầu, trung tâm hiện có gần 80 tiến sĩ, thạc sĩ - được xem là trung tâm sinh học lớn nhất Việt Nam xét về quy mô cũng như đầu tư. Nay, Viện Công nghệ sinh học Tp.HCM đã được đánh giá ngang tầm khu vực.
Khi công nghệ đi vào thực tiễn
Sản phẩm chip thương mại 32-bit đầu tiên của Việt Nam
Sản phẩm chip 32bit Đại học Quốc Gia TPHCM nhờ tư vấn nghiên cứu từ kiều bào, đã đóng góp vào bản đồ chip bán dẫn điện tử thế giới – 1 con chip do người VN chế tạo.
Công nghệ y sinh, công nghệ Nano..đều là sự hợp tác chặt chẽ giữa trí thức là kiều bào với các trường, các viện.
Nhiều kiều bào trí thức đóng góp trong bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Sau chuyến thăm đảo Trường Sa, kiều bào ấp ủ hy vọng sớm được nghiệm thu những sản phẩm phục vụ bảo vệ, giữ gìn chủ quyền biển đảo ở Trường Sa. Đó là sản phẩm xử lý nước thải ở Trường Sa, công nghệ trồng rau xanh hay chăm sóc, tư vấn sức khỏe từ xa cho bộ đội ở biên cương, hải đảo..
Tiềm lực còn lớn
Chúng ta có đội ngũ chuyên gia hùng hậu các giáo sư, tiến sỹ được tu nghiệp nước ngoài như Mỹ, Nhật..từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Nay họ làm việc cho các tổ chức quốc tế, các tập đoàn nước ngoài, đứng giảng dạy tại các trường Đại học danh tiếng. Hơn ai hết, họ hiểu luật chơi quốc tế, hiểu các nước và cách vận hành của các tổ chức.
Chính họ là chuyên gia và "cầu nối" trong hợp tác, trao đổi làm ăn khi TPHCM, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng.