>> Nghe bài viết trên điện thoại di động
>>
Bài 1: Phong trào Anh ngữ thiếu nhi: Nở rộ vì siêu lợi nhuận
Bên cạnh những lớp học cho người lớn đã có từ lâu thì nhiều
trung tâm cũng theo phong trào mở các lớp Anh ngữ thiếu nhi mà chưa có sự chuẩn
bị kĩ, phương pháp giảng dạy chưa phù hợp với thiếu nhi làm các em nhàm chán và
cũng không phải giáo viên nào cũng năng động với học sinh. Thêm nữa, vì mới mở
nên khi kết thúc chương trình thiếu nhi thì không có lớp thiếu niên, mà trẻ học
với người lớn thì không phù hợp nên đành lở dở. Ngoài ra, cơ hội được giao tiếp
với người bản ngữ cũng chẳng được là bao. Em Đăng Khôi, ngụ ở Q.Phú Nhuận bày
tỏ:
Phụ huynh đăng ký học ngoại ngữ cho con. Ảnh minh họa- Internet
Ở một khía cạnh khác, nhiều phụ huynh quyết tâm đăng ký cho con một khoá tiếng Anh với học phí “khủng” chỉ vì lý do đơn giản, con nhà người biết tiếng Anh thì con nhà mình cũng phải biết tiếng Anh. Nhiều trẻ đến trung tâm trong tình trạng nước mắt ngắn dài, phần lớn trong số đó chưa nhận diện được con chữ…nhưng vẫn bị bắt học vì tham vọng “con có thể nói rành tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai” của các bậc cha mẹ. Chưa kể hiện nay, chương trình học ở các bậc khá nặng, dễ dẫn đến tình trạng trẻ kiệt sức. Theo chị Kim Hằng, một phụ huynh ở quận 3 cho biết:
Để gần hơn với mong muốn của các bậc phụ huynh, trong năm học này đề án phổ cập và nâng cao năng lực tiếng Anh cho học sinh phổ thông và chuyên nghiệp của thành phố được triển khai sẽ trang bị bộ chuẩn thiết bị học ngoại ngữ cho trường tiểu học cũng như tuyển dụng 100 giáo viên tiếng Anh bản ngữ. Theo bà Đặng Mỹ Phương, hiệu trưởng trường tiểu học Kỳ Đồng, quận 3, ở lứa tuổi tiểu học việc học ở trường, kết hợp với được thực tập với giáo viên bản ngữ sẽ mang lại kết quả nhiều hơn cho học sinh:
Theo bà Nguyễn Thị Hà, chủ tịch Hội đồng đội Trung ương, ở lứa tuổi tiểu học, hãy để cho trẻ tự do rèn luyện, phát triển tư duy sáng tạo phù hợp với độ tuổi, giúp trẻ thoải mái để vừa học, vừa chơi:
Theo thống kê của Sở GD-ĐT TP, hiện thành phố có 528 cơ sở dạy ngoại ngữ, tăng 63 cơ sở so với năm 2011 và chiếm gần 80% tổng số các cơ sở dạy văn hóa ngoài giờ của thành phố. Điều này cho thấy nhu cầu học ngoại ngữ tăng nhanh nhưng việc nở rộ này cũng đặt ra thách thức quản lí. Ông Nguyễn Tiến Đạt, Phó Giám đốc Sở GD - ĐT TP cho biết thanh tra Sở thường xuyên kiểm tra các cơ sở ngoại ngữ và đề xuất xử phạt vi phạm về cấp phép, quảng cáo, hoạt động giáo viên nước ngoài, thực tế giảng dạy không đúng chương trình…:
Trung tâm ngoại ngữ là một dạng bồi dưỡng văn hóa nên không thể giữ vai trò chủ đạo trong việc giảng dạy môn tiếng Anh. Trong thời gian sắp tới, nhà trường sẽ chú trọng đến kỹ năng nghe và nói, trang bị lại cơ sở vật chất cho phòng học ngoại ngữ. Ngoài ra, những đơn vị như Anh Văn Hội Việt Mỹ, cơ quan khảo thí Cambridge tại Việt Nam...cũng đang tham gia vào việc bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh. Một khi cả nhà trường lẫn trung tâm ngoại ngữ phối hợp tốt thì mới thật sự đưa tiếng Anh trở thành thế mạnh của học sinh thành phố.
(còn tiếp)