Chờ...

NASA ra mắt máy bay X-59 đạt tốc độ siêu thanh, không gây tiếng ồn khi bay

VOH - Chiếc máy bay thương mại siêu thanh X-59 Quesst của NASA đã có chuyến bay thử nghiệm và được trực tuyến để chứng minh X-59 có khả năng không gây tiếng ồn trên không.

Chiếc Quesst, có tên viết tắt là Quiet SuperSonic Tech, có giá 247,5 triệu đô la, được phát triển từ năm 2018. Chiếc X-59 có thể bay qua các thành phố mà không gây ô nhiễm tiếng ồn, hay tiếng nổ siêu thanh. Chuyến bay thử nghiệm này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong dự án kéo dài 6 năm.

Chuyến bay đầu tiên được truyền trực tuyến vào ngày 12/1 trên YouTube, cũng như ứng dụng NASA và dịch vụ truyền trực tuyến NASA+.

Máy bay X-59 của NASA đạt tốc độ siêu thanh, không gây ra tiếng ồn khi bay 1

Máy bay X-59. Ảnh: Lockheed Martin

NASA khảo sát người dân về những tiếng ồn mà họ nghe được từ chiếc máy bay trong chuyến bay đầu tiên. Dữ liệu thu thập được sẽ được gửi cho các cơ quan quản lý và sử dụng để đề xuất những quy định mới nhằm hạn chế việc sử dụng máy bay siêu thanh. Chính phủ liên bang Mỹ đã cấm tất cả các máy bay siêu âm dân sự bay qua đất liền trong hơn 50 năm.

NASA lần đầu tiên công bố dự án công nghệ siêu thanh yên tĩnh vào năm 2018, giám đốc Jim Bridenstine nói: “Chiếc máy bay này có tiềm năng biến đổi ngành hàng không ở Hoa Kỳ.”

Chiếc máy bay X-59 được dự kiến sẽ bay lần đầu tiên vào năm 2021, nhưng đến 2024 mới ra mắt bay thử nghiệm.

Năm 2027, NASA mong đợi sẽ có kết quả rõ ràng hơn về hiệu quả của công nghệ máy bay mới trong việc giảm tiếng ồn bay.

Nếu các luật mới được thông qua cho phép các máy bay siêu thanh bay gần đất liền, các chuyến bay thương mại tốc độ cao có thể trở thành hiện thực.

Sau khi NASA và Lockheed Martin hoàn thành việc phát triển chiếc máy bay, cơ quan NASA cho biết sẽ tiến hành các đánh giá an toàn trong khoảng 9 tháng. Sau khi có đủ bằng chứng để chứng minh rằng chiếc máy bay Quesst có thể bay an toàn, NASA dự định sẽ mở rộng các cuộc thử nghiệm bay đến các thành phố khắp nước Mỹ và thu thập thêm thông tin về tiếng ồn mà nó tạo ra thông qua các cuộc khảo sát bổ sung.