Một hệ sao hiếm có gồm 6 hành tinh lớn đang quay theo điệu “valse” đã được kính viễn vọng trên vệ tinh của NASA tìm thấy. Các nhà khoa học cho biết hệ sao này chuyển động chính xác hoàn hảo đến mức có thể coi nó như đang quay theo một “điệu nhạc”.
6 thế giới hành tinh này đang quay quanh một ngôi sao của chúng theo một hiện tượng gọi là “cộng hưởng”. Và người ta tin rằng chúng đã “quay” cùng một điệu kể từ khi hệ này hình thành hàng tỷ năm trước.
Các hành tinh đang quay quanh một ngôi sao có tên HD 110067, nằm trong chòm sao Coma Berenices. Hệ thống này cách chúng ta khoảng 100 năm ánh sáng - một khoảng cách rất nhỏ so với kích thước của toàn bộ vũ trụ.
Mỗi hành tinh này có kích thước lớn từ cỡ như Trái đất đến Sao Hải Vương (lớn hơn trái đất của chúng ta bốn lần). Những tiểu hành tinh này cực kỳ thú vị đối với các nhà khoa học vì không biết có bao nhiêu hành tinh như này nằm rải rác trong không gian?
Nhà khoa học Rafael Luque của Đại học Chicago cho biết: “Khám phá này sẽ trở thành một hệ chuẩn để nghiên cứu cách các tiểu hành tinh hình thành, phát triển và được tạo thành từ cái gì?” “Và nếu chúng có những điều kiện thích hợp có thể giúp cho sự tồn tại của nước (dạng lỏng) trên bề mặt hành tinh.”
Thợ săn hành tinh
Các hành tinh này được phát hiện bởi kính viễn vọng không gian (Transiting Exoplanet Survey Satellite -TESS) của NASA được thiết kế để tìm kiếm các hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời.
Kính có thể quan sát những sự suy giảm độ sáng của các ngôi sao. Đây là nguyên do cho thấy có một hành tinh đang đi qua phía trước ngôi sao, làm ngôi sao tối đi trong thời gian ngắn.
Và sau nhiều phân tích, người ta phát hiện ra rằng 6 hành tinh này đang quay quanh ngôi sao HD 110067 một cách hài hòa, hoàn hảo.
“Trong trường hợp này, hành tinh gần ngôi sao nhất tạo ra ba quỹ đạo cho hai hành tinh tiếp theo, được gọi là cộng hưởng 3/2,” Đại học Chicago giải thích.
“Một mô hình được lặp lại giữa bốn hành tinh gần nhất. Trong số các hành tinh ngoài cùng, mô hình bốn quỹ đạo cho ba hành tinh tiếp theo (cộng hưởng 4/3) được lặp lại hai lần.” Mô hình này có thể đã diễn ra trong hàng tỷ năm, theo đại học Chicago.
Và các nhà khoa học nói rằng loại quỹ đạo có “khóa từng bước" này xảy ra là cực kỳ hiếm.
Luque, người có nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, giải thích: “Chúng tôi nghĩ chỉ có khoảng 1% trong số tất cả các hệ thống có cộng hưởng như vậy và thậm chí còn hiếm thấy hơn chuỗi hành tinh có cấu hình quỹ đạo như vậy”.
“Nó cho chúng ta thấy cấu hình nguyên sơ của một hệ hành tinh vẫn tồn tại không bị ảnh hưởng.” Luque mói.
Các hành tinh được cho là có toàn đá hoặc băng giá nhưng có thể có bầu khí quyển (có hydro và heli) và thậm chí có thể có cả đại dương.