Trường mầm non phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Ảnh" Dân trí |
Không những cập nhật kiến thức, các trường cũng ráo riết tiến hành tổng vệ sinh, sát khuẩn dụng cụ đồ chơi cho trẻ chuẩn bị đón các cháu vào năm học mới. Tại Quận 8 - một trong những quận có số mắc tay chân miệng cao của TP - mặc dù các trường mầm non trên địa bàn đã ngưng tiếp nhận học sinh học hè từ giữa tháng 7 nhưng đến nay, công tác phòng bệnh vẫn được tiến hành, liên tiếp những ngày đầu tháng 9, các trường như Tuổi Thơ, Tuổi Ngọc, Vàng Anh… giáo viên vẫn tất tả ngược xuôi tập huấn, rồi bắt tay vào vệ sinh lớp học nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc lây lan mầm bệnh cho các cháu khi tựu trường. Phòng giáo dục Quận 8 cũng cử nhiều đoàn xuống tận nơi kiểm tra công tác chuẩn bị. Một giáo viên cho chúng tôi biết:
Không riêng gì quận 8, các quận khác việc chuẩn bị cho năm học mới, ở khối các trường công lập đồng loạt được tiến hành. Sự phối hợp giữa ngành y tế vời ngành giáo dục được quán triệt, phối hợp nhịp nhàng. Tuy vậy, điều mà các bậc phụ huynh có con nhỏ vẫn băn khoăn nhất là:
Cũng thật dễ hiểu vì với rất nhiều bộ phận dân cư sống theo kiểu nay đây mai đó, hay như dân nhập cư, công nhân không có hộ khẩu, KT3 có con nhỏ thì không thể nào chen chân vào các trường công lập. Họ đành phải gởi con theo nhóm trẻ gia đình, hay các nhà giữ trẻ tư nhân. Chi phí gởi trẻ cũng tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của họ, vì thế nên tại những nơi giữ trẻ theo kiểu tự phát, nhóm trẻ gia đình không phép thì rất lo ngại. Hơn nữa, vì giữ trẻ tự phát nên đa phần người giữ trẻ là các bà nội trợ, chưa qua trường lớp hay đào tạo bài bản, việc giữ trẻ chỉ theo kinh nghiệm của riêng mỗi người mà thôi.
Nỗi lo sợ dịch bệnh tay chân miệng sẽ diễn biến phức tạp hơn nữa là điều có thể xảy ra bất kỳ lúc nào vì chúng ta phòng chống dịch như hiện nay là chạy theo với dịch , chưa thể chủ động tình hình được. Vì thế nên, chu kỳ đỉnh dịch thứ 2 này trùng hợp với mùa tựu trường nên việc băn khoăn, lo lắng của các bậc phụ huynh là rất có cơ sở. Bác sĩ Trương Hữu Khanh - Trưởng Khoa nhiễm - bệnh viện Nhi đồng 1 khuyến cáo:
Theo TS - BS Trần Ngọc Hữu - Viện trưởng viện Pasteur TPHCM thì muốn phòng chống tay chân miệng hiệu quả, theo ông trước hết phải:
Qua trao đổi, Giám đốc Sở Y tế TP - bác sĩ Phạm Việt Thanh cho chúng tôi biết, thực hiện sự chỉ đạo của UBND TP, ngành giáo dục và y tế cũng đang tích cực thực hiện những biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng chuẩn bị mùa tựu trường năm nay:
Thời quan qua, qua thống kê cho thấy, chỉ có 30% các bé dưới 5 tuổi mắc bệnh tại trường, còn lại 70% là phát sinh ở cộng đồng và chưa có ổ dịch lớn nào tại các trường mầm non. Tuy vậy, các bậc phụ huynh không nên chủ quan và cũng không nên sợ sệt mà để trẻ ở nhà. Nếu tại trường học, giáo viên nắm bắt được đầy đủ thông tin bệnh, thực hiện nghiêm túc các biện pháp vệ sinh phòng bệnh, thường xuyên rửa tay cho trẻ bằng xà bông thì ở trường học chính là nơi an toàn và kiểm soát được dịch bệnh tốt nhất, bởi vì khi phát hiện bệnh, nhà trường sẽ thông báo ngay cho phụ huynh. Ngược lại, nếu để trẻ tại hộ gia đình, chưa chắc việc giám sát trẻ được thực hiện tốt như ở trường mầm non. Điều duy nhất chúng tôi lấy làm băn khoăn lo ngại đó là trẻ được giữ tại những nhà trẻ không phép, nhóm trẻ gia đình tự phát… thì tại nơi này, việc quản lý trẻ, việc phòng chống dịch bệnh sẽ như thế nào, ai sẽ kiểm soát quản lý cũng như chịu trách nhiệm... những câu hỏi đó cứ lẩn quẩn mà chúng tôi cũng không thể nào tìm ra câu trả lời chính xác!