Các em lớp lá 1 Trường Sơn Ca 9 (Q.Phú Nhuận, TP.HCM) trong giờ sinh hoạt văn nghệ- Ảnh: Tuổi Trẻ |
Vụ trưởng trưởng Vụ Giáo dục Mầm non Lê Minh Hà cho biết đã
có 62/63 tỉnh, thành phố phê duyệt kế hoạch thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 5
tuổi, trong đó có 10 tỉnh thành đăng kí hoàn thành phổ cập trong năm 2012. Qua 2
năm thực hiện đề án, số trường mầm non đã tăng lên 610 trường, đã có 3.500
trường bán công chuyển sang công lập. Qua đó, đã huy động được 98% trẻ 5 tuổi ra
lớp, tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng chỉ khoảng 5 - 6%.
Nhiều địa phương cho biết khó khăn lớn nhất khi thực hiện đề án là thiếu trường
lớp. Các địa phương như Đắc Lắc, Ninh Thuận, An Giang, Đồng Tháp, Cao Bằng, Lào
Cai, Điện Biên… kiến nghị được hưởng ưu tiên ngân sách từ chương trình mục tiêu
quốc gia để đầu tư xây dựng trường lớp, kiên cố hóa trường học, mua sắm đồ dùng
dạy học-đồ chơi cho trẻ. Ông Lê Văn Quý, Giám đốc Sở GD-ĐT Điện Biên cho biết
tỉnh vẫn còn 50 % phòng học tạm, thiếu thốn nhà công vụ nên giáo viên không thể
bám trường nhưng chưa thể giải quyết được vướng mắc này do thiếu kinh phí:
Ngoài ra, hiện cả nước còn thiếu gần 23.000 GV mầm non. Do đó, việc ổn định và tăng cường đội ngũ giáo viên đạt chuẩn chỉ có thể được giải quyết bằng việc cải thiện chế độ tiền lương, phụ cấp ưu đãi, đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa để ngăn giáo viên mầm non phải bỏ nghề vì lương không đủ sống. Ngoài ra, cần có định biên đội ngũ nhân viên phục vụ bán trú như bảo mẫu, cấp dưỡng để đảm bảo chất lượng nuôi dạy.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nêu lên thách thức đối với đề án là đến nay có 34/63 tỉnh thành chưa có một xã nào đạt chuẩn phổ cập mầm non 5 tuổi. Phó thủ tướng chỉ đạo các địa phương cần tích cực huy động nhiều nguồn lực để xây trường lớp, tiếp tục chuyển 1.000 trường bán công còn lại sang công lập: