Sụp lún mặt đường - Những phân tích từ khoa học

(VOH) - Tính đến nay có đã có gần 60 vụ sụp lún mặt đường, nhỏ thì bằng miệng lu, lớn thì có khi nuốt chửng cả chiếc xe taxi. Tình trạng sụp lún mặt đường đã rình rập không ít người đi đường, cả những phương tiện lớn như chuyện xe container sụp hố ngã trên đường phố, khiến người đi đường càng thêm lo lắng. Cho đến thời điểm này, các nhà khoa học cũng đã vào cuộc truy tìm những nguyên nhân tạo nên những hố tử thần.

Đầu tháng 11, UBND TPHCM đã có công văn yêu cầu Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật TPHCM thành lập nhóm chuyên gia nghiên cứu xác định nguyên nhân chính xác phát sinh tình trạng sụp lún mặt đường để có biện pháp giải quyết tận gốc. Mới đây các nhà khoa học của Liên hiệp hội cùng các chuyên gia hàng đầu của cả nước đã có buổi làm việc đưa ra những kết luận ban đầu. Theo PGS - TS Đặng Hữu Diệp, Giám đốc liên hiệp địa chất công trình xây dựng và môi trường, đồng thời là ủy viên chủ tịch đoàn Tổng hội địa chất Việt Nam cho rằng, có thể xác định nguyên nhân của hàng loạt các hố tử thần trong thời gian qua có thể từ hai dạng, lún tự nhiên và lún nhân tạo. Lún tự nhiên xảy ra ở nền đất yếu, đất dễ hóa lỏng do ngấm nước mưa, triều cường, nước ngầm. Một dạng khác là lún nhân tạo do TPHCM có nhiều công trình thực hiện trên mặt đường nhưng khi các đơn vị thi công lấp lại không đúng kỹ thuật. Các phương tiện hạng nặng di chuyển làm gãy đường ống cấp nước, nước bị rò rỉ, xì ra ngoài ngấm vào đất gây ra lún, sụt. PGS - TS Đặng Hữu Diệp nói:

Còn theo ông Hà Ngọc Trường, Phó chủ tịch Hội cầu đường cảng thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học kỹ thuật TPHCM, thì các nhà khoa học đang phác thảo các đề cương nghiên cứu trên diện rộng

. các nhóm chuyên gia địa chất, thủy văn, công trình ngầm đã tiến hành làm việc trong thời gian gần 2 tháng và có câu trả lời. Ngoài các nguyên nhân mà PGS TS Đặng Hữu Diệp nêu ra, có thể còn do một số công trình ngầm không còn sử dụng nhưng đơn vị quản lý không hủy bỏ, hơn nữa khi bơm cát vữa vào cũng không đúng kỹ thuật quá trình thi công lâu làm móng đường bị ngâm nước gây phá hủy kết cấu, thậm chí có thể là lỗi thiết kế. Đến thời điểm này có thể khẳng định tình hình lún sụt mặt đường ở TPHCM có thể xem là nghiêm trọng, nếu không chẩn đúng bệnh rất khó điều trị tận gốc.

Cũng trong tháng 11, Công ty thoát nước đô thị TPHCM đã đưa robot vào đường cống để dò tìm các hư hỏng, khuyết tật trong lòng cống thoát nước có khả năng bị sụt lún tạo nên những hố sâu. Tuy nhiên, việc triển khai này còn chậm bởi nếu thời tiết thuận lợi robot có thể kiểm tra khoảng 250-300 mét cống ngày, còn thời tiết không tốt thì chỉ có thể dò được khoảng 100-150 mét cống mà thôi. Tin từ Sở giao thông vận tải thì trong thời gian tới Sở có thể đầu tư máy dò bằng sóng siêu âm nhưng phương pháp này xem ra khá tốn kém.

Mới đây, Sở khoa học công nghệ TPHCM đã chấp thuận cho Tiến sĩ Vũ Văn Bằng, giám đốc công ty cổ phần nghiên cứu môi trường Tia Đất dùng máy đo địa bước xạ dò tìm . Với sự chứng kiến của Sở khoa học và công nghệ, Sở giao thông vận tải, sau khi xác định được vị trí của 2 hố , các đơn vị đã đào sâu xuống 2 mét nhưng vẫn không có dấu hiệu của hố ngầm dưới đất. Dự kiến ngày 28/12 tới đây Sở sẽ có một cuộc họp công bố những kết luận về máy đo địa bức xạ trong việc truy tìm

những địa điểm có khả năng bị lún sụt. Còn về các hoạt động khoa học khác trong lĩnh vực này, Ông Khuất Duy Vĩnh Long, trưởng phòng quản lý công nghệ Sở Khoa học và công nghệ cho biết:

Tình trạng sụp lún mặt đường được báo chí gọi hố tử thần đã nói lên tầm nguy hiểm của nó đối với người đi đường. Không ai biết khi nào và ở đâu họ sẽ bị rơi xuống một cái hố trên đường, nhất là trong điều kiện thoát nước của TP mỗi khi triều cường hoặc mưa lớn còn hạn chế như hiện nay. Để giải quyết tận gốc vấn đề, TPHCM kêu gọi sự tham gia của các nhà khoa học và sẵn sàng tạo điều kiện để các nhà khoa học làm việc trong việc tìm kiếm nguyên nhân gây sụt lún. Bước đầu, theo ý kiến của các nhà khoa học với những công trình đang tiến hành, các đơn vị thi công khi tái lập lại mặt đường cần thực hiện đúng kỹ thuật để tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.


Bình luận