Nói về 1 chiếc PC, không thể nào quên được phần quan trọng nhất: Case, hay còn gọi là thân máy. Và nhắc đến Case, một trong những điều không thể thiếu đó chính là Mainboard. Tại sao chúng ta lại không nhắc đến RAM, ổ cứng, card đồ họa hay những linh kiện, phụ kiện gì đó khác, trong khi chúng cũng rất quan trọng? Bài viết sau đây sẽ đem tới cho bạn những thông tin cần thiết nhất về Mainboard PC.
Mainboard là gì? Định nghĩa về Mainboard
Mainboard hay còn được biết đến với tên gọi khác là bo mạch chủ
Đúng như tên gọi, Mainboard hay còn được biết đến là "Bo mạch chủ", là bảng mạch quan trọng nhất trong máy tính, đặc biệt là với máy tính cá nhân (máy tính để bàn).
Trong máy tính, Mainboard được dùng làm bảng mạch để gắn các thiết bị như CPU, nguồn điện,… Vai trò cũng như chức năng của Mainboard được phát triển, củng cố sau mỗi đời, với sự đóng góp và sản xuất đến từ các hãng công nghệ lớn như AMD, Intel, Asus,...
Chức năng, vai trò của Mainboard
Mainboard có vai trò kết nối và xử lý thông tin, dữ liệu, cũng như nguồn điện từ, nguồn máy tính, CPU, RAM, card đồ họa (nếu có), ổ đĩa, màn hình, bàn phím, chuột, loa, bộ tản nhiệt (nếu có), ổ cứng,...
Chức năng của Mainboard
Không chỉ vậy, Mainboard còn giữ vai trò quyết định khi bạn muốn nâng cấp, cải tiến chiếc PC của mình. Mainboard của bạn chỉ có 1 khe RAM? Chắc chắn bạn không thể lắp được 2 thanh RAM vào máy của mình. Bấy nhiêu thôi cũng đủ thấy được vai trò to lớn của Mainboard đối với chiếc máy tính để bàn đến nhường nào.
Mainboard hoạt động như thế nào?
Mainboard gồm có nhiều phần nhỏ, nhưng trong đó không thể không kể đến 2 phần chính là chip Cầu Bắc và chip Cầu Nam. Trong đó:
- Chip Cầu Bắc sẽ nhận, xử lý và truyền thông tin giữa CPU, RAM, Card đồ họa và màn hình máy tính.
- Chip Cầu Nam sẽ đảm nhiệm dữ liệu truyền đến và đi từ ổ cứng, đầu đĩa, loa vi tính, bàn phím, chuột máy tính,...
Tuy nhiên, không phải 2 cầu này làm việc độc lập, riêng rẽ với nhau, mà chúng còn có khả năng trao đổi thông tin giữa 2 chip Cầu Bắc và Cầu Nam, nhằm mang lại khả năng xử lý tổng thể cho máy tính.
Mỗi một thiết bị được gắn vào Mainboard đều sở hữu một tốc độ truyền/xử lý dữ liệu nhanh, chậm khác nhau. Do vậy, việc của Mainboard sẽ là điều chỉnh lại tốc độ truyền/xử lý của từng thiết bị, sau đó kết nối chúng lại với nhau để chúng có thể hoạt động được đồng nhất.
Cấu trúc mainboard
Trên một chiếc Mainboard "chính thống", mua tại những cửa hàng uy tín, có nhãn mác, bảo hành,... chúng ta có thể "điểm danh" được những phần chủ chốt như:
Cấu trúc của Mainboard
- Chip Cầu Bắc.
- Chip Cầu Nam.
- Đế cắm CPU.
- Khe cắm PCI (Peripheral Component Interconnect).
- Cổng IDE (Integrated Drive Electronics).
- Khe cắm RAM (có thể có 1 hoặc nhiều khe, tùy từng loại Mainboard).
- Cổng SATA (Serial Advanced Technology Attachment) II, III.
Cách để kiểm tra chất lượng Mainboard
Khi muốn mua một chiếc Mainboard mà muốn kiểm tra liệu nó có hoạt động được tốt hay không, việc bạn cần làm, cũng như cách kiểm tra đơn giản nhất chính là lắp đặt các thiết bị vào để kiểm tra khả năng sử dụng.
Nghe có vẻ hơi vô lý, nhưng trên thực tế, nếu bạn chỉ nhìn từ bên ngoài của Mainboard, bạn không thể phát hiện được hư hỏng nào, trừ những vết nứt, trầy xước (nếu có).
Khi đó, lắp đặt các thiết bị như CPU, ổ cứng, RAM, card đồ họa, chuột, màn hình, nguồn điện,... và bật máy lên, bạn có thể dễ dàng phát hiện được những phần bị lỗi ở bên trong Mainboard, hoặc ở chính những thiết bị được kết nối đó.
Ví dụ, bạn muốn kiểm tra card đồ họa, và đường truyền của card đồ họa trên Mainboard? Vào màn hình chính, kích chuột phải, kiểm tra xem có phần điều chỉnh hoạt động của card đồ họa hay không. Nếu có tín hiệu hiển thị trên màn hình, bạn có thể chắc chắn rằng thiết bị này, cũng như các đường dẫn trên mainboard của thiết bị hoạt động hoàn toàn bình thường.
Còn nếu bạn muốn biết về thông tin của Mainboard như ổ cứng, RAM, card đồ họa, thông tin nhà phát hành,... Sau khi lắp đặt xong Mainboard với các thiết bị còn lại, bạn có thể tải các phần mềm kiểm tra (ví dụ như CPU Z), để có thể biết được nhiều thông tin hơn.
Các loại Mainboard thông dụng hiện nay trên thị trường
Mainboard A320
Đối với những người chỉ cần sử dụng máy tính bình thường để giải trí, làm việc văn phòng thì các loại Mainboard như A320 (do AMD sản xuất) hay H310 (sản phẩm của Intel).
Mainboard X470
Đối với những người cần một máy tính có Mainboard “xịn sò”, có thể chơi được những game "nặng đô", hay những phần mềm nặng để chỉnh sửa hình ảnh, video,... thì hãy thử điểm qua các dòng như B350, B450, X370, X470, X399 của AMD hoặc B360, B365, H370, Z370, Z390, X299 với sản phẩm nhãn hiệu Intel.
Có thể nói, bài viết trên đây đã tổng hợp được hầu hết những gì bạn cần biết về một Mainboard như cấu tạo, chức năng,... Hi vọng các bạn sẽ chia sẻ hoặc giới thiệu bài viết này cho những người cần tới. Còn rất nhiều tin tức công nghệ mới được cập nhật thường xuyên trên website của VOH, hãy theo dõi trang để tham khảo nhiều bài viết hữu ích hơn nhé!