028.38225933 (Hotline) - 028 3822 1188 (FM 95.6) - 028 38291 357
icon-radio-fm-999-mhz
logo-voh-radio-online
Điện thoại: 028.38225933 - 028.38225934
Đường dây nóng bạn nghe đài: 028.3891 357 - 0948747571

Ngày làm việc thứ 2 Đại hội Đảng bộ TP.HCM lần thứ 10

(VOH) - Trong ngày 15/10, các đại biểu thảo luận nhiều vấn đề liên quan đến báo cáo chính trị của Thành ủy khóa 9 đồng thời, báo cáo tham luận về quy hoạch xây dựng, văn hóa, nguồn nhân lực chất lượng cao của thành phố….

Đại hội lần thứ X nhiệm kỳ 2015 - 2020 Đảng bộ TP.HCM - Ảnh: K.Huân.

Xem xét nhu cầu bức xúc về nhà ở khi quy hoạch đô thị Tây Bắc

Đại biểu Nguyễn Việt Dũng – Phó Chủ tịch UBND huyện Củ Chi cho biết, năm 2004, thành phố thành lập đô thị Tây Bắc trên địa bàn 2 huyện: Hóc Môn và Củ Chi với quy mô 6.000 hecta. Về cơ bản quy hoạch khu đô thị Tây Bắc được thành lập 9 phân khu trong đồ án 1/2000. Trong đó, Củ Chi chiếm hết 8 phân khu với tổng diện tích 5.200 hecta. Theo ông Nguyễn Việt Dũng chủ trương thì đúng nhưng trong quá trình lập quy hoạch còn một số vấn đề chưa thỏa đáng. Ông Dũng phân tích: "Trong 8 đồ án phân khu trên huyện Củ Chi qua 4 xã, 1 thị trấn, 22 ấp, đã có 1.800 hecta là đất khu dân cư hiện hữu, người dân sống qua nhiều đời từ thời chiến tranh. Đúng ra những khu vực này chỉ nên thực hiện chỉnh trang đô thị, quản lý mật độ, kiến trúc, mở rộng đường sá để tạo điều kiện phát triển kinh tế, còn lại diện tích 3.800 còn trống, chúng ta mới phát triển xây dựng đô thị."

Tuy nhiên, Ban Quản lý xây dựng Tây Bắc lại lập mới khu dân cư hiện hữu trong 1.800 heata, toàn bộ diện tích này chỉ dành cho cây xanh, cảnh quan, đất công trình công cộng. Trong khi đó, 10.700 hộ dân đang sống trên phần đất này, nếu quy hoạch như vậy, nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà ở, chia đất, tách thửa đất không thực hiện được. Các công trình y tế, giáo dục cũng không đầu tư xây dựng được.

Từ khi quy hoạch này được duyệt vào quy hoạch chung của thành phố tỷ lệ 1/5000 từ năm 2009 đến năm 2013, đại biểu Nguyễn Việt Dũng nói rằng huyện và nhân dân Củ Chi rất lo lắng. Lãnh đạo huyện Củ Chi kiến nghị nhiều lần với lãnh đạo thành phố. Huyện cũng dự trù sửa chữa duy tu nhưng các sở ngành cho biết việc xem xét đầu tư sửa chữa sợ trùng lắp với việc đầu tư phát triển đô thị sau này, gây lãng phí, nên không phê duyệt. Do vậy, Đại biểu Nguyễn Việt Dũng kiến nghị: Trong quá trình điều chỉnh 8 đồ án phân khu này, cần xem xét giải quyết trước mắt nhu cầu bức xúc về nhà ở của nhân dân ở khu vực này như cấp phép xây dựng, sửa chữa nhà. Cần xác định lại chiến lược phát triển các đô thị vệ tinh thành phố, kéo giãn dân số và đưa đô thị Tây Bắc với quy mô 6000 hecta này vào trong nghị quyết của Đảng bộ nhiệm kỳ 10.

Cải cách hành chính đi đôi với đào tạo cán bộ, nhân lực xứng tầm

Liên quan đến cải cách thủ tục hành chính, một chương trình đột phá của thành phố, đại biểu Trần Văn Bảy - Phó Bí thư Đảng ủy Sở Tư pháp phân tích: Chương trình đột phá về cải cách hành chính gồm các thể chế hành chính, bộ máy hành chính, đội ngũ cán bộ công chức. Tuy nhiên, hiện chúng ta chỉ quan tâm đến thủ tục hành chính còn yếu tố rất quan trọng là bộ máy hành chính chưa được quan tâm đúng mức. Ông Bảy cho rằng, bộ máy hành chính hiện nay không ổn định, nhiều đơn vị có chức năng, nhiệm vụ trùng lắp, dẫn đến khó khăn trong giải quyết thủ tục, giấy tờ cho dân. Chính điều này mà nhiều cơ quan, đơn vị có tình trạng tự “hành nhau”, gây rối cho nhau. Ông Bảy đề xuất, thành phố cần tiên phong xã hội hóa các dịch vụ hành chính công, vấn đề này cần bổ sung vào văn kiện như là một quan điểm chính thống của TP.

Về vấn đề cán bộ, đại biểu Nguyễn Văn Nho - Ủy viên Ban Thường vụ huyện ủy - Trưởng Ban Dân vận huyện ủy Cần Giờ kiến nghị:

Đối với các chương trình đột phá của thành phố, ông Nguyễn Thành Chung -Bí thư Quận ủy quận Tân Phú cho rằng, đây là chương trình tạo sự thay đổi lớn của TP, ở đây có những chương trình cần làm dài hơi, liên tục như: giảm ngập nước, tai nạn giao thông... Tuy nhiên, theo ông Chung, chúng ta chỉ cần chọn ra 3 chương trình đột phá: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đây chính là nhân tố cốt lõi làm thay đổi mọi thứ. Tiếp đến là cải cách hành chính. Đây là lĩnh vực dễ tạo bức xúc trong dân, do đó, cần có các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, xã hội hóa dịch vụ nhà nước công; đảm bảo quyền lợi cho cán bộ công chức nhà nước khi chuyển sang bộ máy tư nhân nhằm khuyến khích "xã hội hóa" hành chính công, chuyển dịch cơ cấu kinh tế…

Đại biểu Trần Trọng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng trình bày tham luận về “Chương trình đột phá Chỉnh trang và phát triển đô thị của thành phố” 

Ngày làm việc thứ hai tiếp tục với tham luận của các đại biểu: Lê Văn Khoa - Giám đốc Sở Công Thương về “Giải pháp cần tập trung để phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020”, đại biểu Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở khoa học và Công nghệ với tham luận: “Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển trên nền tảng khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo, góp phần nâng cao năng suất”. Tham luận về “Chương trình đột phá chỉnh trang và phát triển đô thị” của đại biểu Trần Trọng Tuấn – Giám đốc Sở Xây dựng nhấn mạnh đến việc di dời và tổ chức lại cuộc sống của người dân trên và ven kênh, rạch; xây dựng mới, thay thế chung cư cũ xuống cấp; chỉnh trang nâng cấp các khu dân cư hiện hữu; xây dựng, phát triển các khu đô thị mới đồng bộ. Ý kiến của đại biểu Trần Trọng Tuấn :

Tham luận “Giải pháp phát triển văn hóa, xây dựng con người mang nét đặt trưng của thành phố Hồ Chí Minh” của đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê – Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao đề cao yếu tố xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống đẹp với 7 đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. 

Ngoài ra, đại hội còn có một số tham luận như:  Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao - động lực để thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển bền vững của đại biểu Huỳnh Thành Đạt – Phó Giám đốc đại học quốc gia TP.HCM. Tham luận về đổi mới nội dung, phương pháp đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng, đảng viên của đại biểu Ngô Thành Tuấn - Phó Trưởng ban Ban Tổ chức Thành ủy; Tham luận “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội 10 Đảng bộ thành phố” của Đại biểu Vũ Thanh Lưu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố. Với tham luận “Phát huy giai cấp công nhân lao đông xây dựng bảo vệ và phát triển thành phố”, bà Nguyễn Thị Thu - Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP kiến nghị:

Cạnh tranh công bằng để thu hút người tài

Đại biểu Nguyễn Văn Nho đặc biệt quan tâm đến con người, đây là yếu tố quan trọng, nội lực cho sự phát triển. Hiện nay, 58 xã ngoại thành, cán bộ mảng văn hóa chỉ có 12% được đào tạo đúng. Thực tế này khó cân đối để đào tạo cho khớp với sử dụng. Năm năm tới, để khắc phục tình trạng này, cần có các chương trình đào tạo kỹ năng đúng người đúng việc, có hướng xây dựng cán bộ phường, xã theo hướng chuyên nghiệp, tạo nền tảng giảm biên chế theo hướng tinh giản. Nếu tinh giản được 1/3, cán bộ sẽ hưởng lương cao hơn, giữ được người giỏi, hút được người tài.

Cũng liên quan đến nhân sự, đại biểu Lê Minh Dũng cho rằng, cần có chính sách tinh giản bộ máy nhân sự trong cơ quan nhà nước. Muốn vậy, cần điều chỉnh, thay đổi chính sách tuyển dụng cán bộ, đặc biệt là cơ sở, không phân biệt thành phần dân tộc, tôn giáo, địa phương này, tỉnh thành kia. Theo ông Dũng, chỉ cần có trình độ, có tài, thi tuyển công bằng, cạnh tranh lành mạnh, có chế độ ưu đãi cao, như vậy mới thu hút và giữ chân người tài vào làm cho cơ quan nhà nước. Đối với TP.HCM, cần xây dựng các nhóm chuyên gia, cố vấn giỏi để tham mưu lãnh đạo thành phố các chính sách lớn. Những người này có thể là đang làm việc trong bộ máy nhà nước, nhà khoa học, chuyên gia nước ngoài,... Đại biểu Lê Minh Dũng nói:

Theo đại biểu Lê Văn Khoa - Giám đốc sở Công thương TP, hướng đến thành phố chất lượng sống tốt, trước hết phải quản lý cho được vấn đề dân số. Hiện nay, cứ vài năm, thành phố lại tăng 1 đến 2 triệu dân. Cứ đà này, không có hạ tầng nào chịu nổi ! Ông Khoa nhìn nhận, người dân tập trung đông ở thành phố là quy luật hấp dẫn đô thị. Thành phố đã đầu tư rất nhiều hạ tầng đô thị tuy nhiên vẫn có tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông, bệnh viện quá tải, trường học không đủ. Để giải quyết những vấn đề này, theo ông Khoa, cần lấy giải pháp kinh tế làm trọng tâm, hợp tác với các tỉnh, đưa dân cư phân bố đều ở các nơi. Vấn đề quản lý của Trung ương, địa phương cũng được đặt ra. Ý kiến của đại biểu Lê Văn Khoa : 

Phiên làm việc chiều nay, các đại biểu tiếp tục thảo luận công tác nhân sự thành ủy khóa 10 và biểu quyết thông qua các báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận của Đại hội 10 Đảng bộ thành phố đóng góp vào dự thảo các văn kiện Đại hội 12 của Đảng.