Tiêu điểm: Nhân Humanity

Quá trình hiến máu không còn căng thẳng và nhàm chán nhờ điều này

VOH - Việc đưa công nghệ thực tế ảo vào quá trình hiến máu giúp giải tỏa căng thẳng và sự nhàm chán cho người hiến trong suốt thời gian lấy máu.

Abbott và Trung tâm Máu Hoa Kỳ (BCA) đã tạo ra một trải nghiệm thực tế ảo tích hợp (mixed reality) đầu tiên dành cho hiến máu. Trải nghiệm thực tế ảo tích hợp này đã có mặt tại một số trung tâm hiến máu ở New York (tiểu bang New York), Chicago (Illinois), Columbus (Ohio), Houston và Dallas-Fort Worth (Texas), và sẽ tiếp tục phủ rộng khắp Hoa Kỳ trong năm 2024.

Vừa qua, trải nghiệm thực tế ảo này đã được áp dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Đây là lần đầu tiên trải nghiệm thực tế ảo tích hợp được giới thiệu ở Việt Nam nhằm giúp nâng cao trải nghiệm hiến máu cho nhân viên Abbott trong Sự kiện Hiến máu tình nguyện mà công ty phối hợp cùng Hội Chữ thập đỏ tổ chức (diễn ra vào ngày 12/06/2024 tại TP.HCM và 14/06/2024 tại Hà Nội), nhân Ngày Hiến máu Thế giới 14/06.

voh-abbott-IMGC9367-004
 

Các tình nguyện viên Abbott đã hiến tặng tổng cộng hơn 200 đơn vị máu trong dịp này. Đây cũng là một trong những hoạt động của công ty để nhân viên cùng chung tay đóng góp và chăm sóc cho cộng đồng, giúp mọi người có cuộc sống khỏe mạnh và tốt đẹp hơn.

Trải nghiệm thực tế ảo tích hợp này được thiết kế để biến việc hiến máu trở nên vui vẻ và thư giãn hơn, tạo ra một sự phân tâm cho những người còn e dè với việc hiến máu hoặc những người chưa bao giờ hiến máu.

Trải nghiệm thực tế ảo tích hợp đã được khoa học chứng minh có tác dụng giúp giảm cảm giác căng thẳng, lo âu, theo kết quả của một nghiên cứu được công bố gần đây trên tạp chí Transfusion. Theo nghiên cứu này, những nỗi sợ phổ biến nhất chính là sợ đau, sợ kim tiêm, sợ ngất xỉu, và sợ cảm giác sau khi hiến máu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trải nghiệm thực tế ảo tích hợp của Abbott và BCA đã giúp giải tỏa sự lo âu mà người tham gia hiến máu cảm nhận khi sử dụng công nghệ này trong lúc lấy máu.

Đối với những người có cảm giác lo âu trước khi hiến máu, việc sử dụng thực tế ảo tích hợp giúp 68.4% trong số họ giảm lo âu.

89.2% số người hiến máu báo cáo rằng họ rất có khả năng hoặc cực kỳ có khả năng sẽ lại hiến máu.

voh-abbott-IMGC0019-003
Công nghệ thực tế ảo sẽ đưa bạn vào một khu vườn cổ tích đầy mộng mơ để bạn nhanh chóng quên đi nỗi sợ hiến máu hay cảm giác nhàm chán vì phải ngồi yên trong một thời gian dài

Công nghệ thực thế ảo hỗn hợp (mixed reality) cũng tương tự công nghệ thực tế ảo (virtual reality), nhưng người dùng vẫn có thể nhìn thấy thế giới thực. Chiếc kính thực tế ảo tích hợp này có trọng lượng nhẹ, cho phép người đeo bước vào một thế giới kỹ thuật số với những loài hoa cỏ xinh đẹp và tiếng nhạc êm dịu trong lúc vẫn đang ngồi trên ghế lấy máu và hoàn toàn ý thức được những gì diễn ra chung quanh. Điều này giúp đảm bảo quá trình hiến máu diễn ra an toàn.

Chiếc kính thực tế ảo tích hợp trong suốt cho phép các chuyên viên y tế tiến hành quá trình hiến máu một cách an toàn và có thể liên tục tương tác, theo dõi tình hình của người hiến máu.

voh-abbott-IMGC9336-002
 

Theo thông tin từ Bộ Y tế (link), năm 2023 toàn quốc đã vận động và tiếp nhận được trên 1,5 triệu đơn vị máu, cơ bản đáp ứng nhu cầu máu phục vụ cấp cứu và điều trị người bệnh trong cả nước. Trong đó, có 99% đơn vị máu là từ người hiến máu tình nguyện, tương đương 1,5% dân số hiến máu.

Trong năm 2024, Việt Nam đặt mục tiêu phấn đấu tiếp nhận khoảng 1,6 triệu đơn vị máu; tỷ lệ người hiến máu tình nguyện là 99%; tỷ lệ dân số hiến máu tương đương là 1,6%.

Đôi nét về Abbott

Là công ty dẫn đầu trong lĩnh vực truyền máu, Abbott làm việc cùng các trung tâm truyền máu và huyết tương để sàng lọc hơn 60% nguồn máu trên thế giới, giúp đảm bảo nguồn máu an toàn.

Abbott là công ty chăm sóc sức khỏe đa dạng, với danh mục những sản phẩm và công nghệ thay đổi cuộc sống trải dài các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, từ chẩn đoán, thiết bị y tế, đến dinh dưỡng và dược phẩm.


Trong suốt gần 03 thập kỷ có mặt tại Việt Nam, Abbott và Quỹ Abbott đã đầu tư gần 280 tỷ đồng (hơn 12 triệu USD) để hỗ trợ giải quyết các vấn đề sức khỏe quan trọng, cải thiện dinh dưỡng, phòng tránh và điều trị các bệnh mạn tính như đái tháo đường, tim mạch, đào tạo đội ngũ y tế và nâng cao nhận thức chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.
Bình luận