Trí tuệ là sức mạnh tiềm tàng của mỗi con người!!!
Trí tuệ có thể coi như một thế lực vô hình mang con người lại gần hơn với những tiến bộ. Có thể nói, điểm khác nhau cơ bản giữa con người và con vật đó chính là nhận thức và trí tuệ. Bởi thế, tuy nhỏ bé nhưng con người có một sức mạnh tiềm tàng mà khó có loài nào vượt qua được. Cùng tìm hiểu định nghĩa đúng nhất về trí tuệ nhé?
Tìm ra định nghĩa đúng nhất về trí tuệ?
Trí tuệ là bản năng hay luyện tập?
Thời đại 4.0 hiện nay cho phép bạn có được sự tìm tòi, nghiên cứu và phát triển theo một cách đa diện và tốt nhất. Bạn hoàn toàn có thể lĩnh hội một kiến thức một cách dễ dàng. Những điều bạn gom góp được và ghi nhớ có thể coi là một dạng tri thức. Tuy nhiên chưa phải trí tuệ.
Trí tuệ là gì? (Nguồn: Internet)
Có thể nói, trí tuệ được chia ra nhiều mảng, trong đó có chủ yếu ở dạng trí tuệ có được do luyện tập và trí tuệ bản năng.
Một người sinh ra có chỉ số IQ cao là một người có trí tuệ bản năng lớn. Những thiên tài kiểu này có thể có được sự tiếp thu nhanh nhạy, sự logic chặt chẽ và sự thông minh bẩm sinh. Năng lực trí tuệ siêu phàm này nếu kết hợp với tập luyện, trau dồi mỗi ngày sẽ có khả năng làm những chuyện to lớn, vĩ đại được ghi vào sử sách
Tuy nhiên, trên thế giới kiểu người thiên tài này rất hiếm, người bình thường chủ yếu có dạng trí tuệ do luyện tập. Tuy xuất phát điểm thấp nhưng nhờ sự trau dồi mà trí tuệ của những người này có thể phát triển thăng hoa. Những người này thường được xã hội công nhận bởi sự nỗ lực, khả năng phát triển và sự cố gắng của mình. Một người muốn có được những bước tiến lớn trong cuộc đời đến với thành công và hạnh phúc là một người biết cố gắng phát triển và nâng niu giá trị của trí tuệ.
Thông minh có phải là trí tuệ
Nhiều người hiểu sai và thường nhẫm lẫn hai quan niệm thông minh và trí tuệ. Thực ra, hai khái niệm này gần giống nhau về bản chất, đều chỉ những phẩm chất cần có để một người thành công và hạnh phúc trong cuộc sống. Thế nhưng, cách thức để thực hiện cũng như kết quả mà hai khái niệm này mang lại lại không giống nhau.
Thông minh chỉ là điều kiện cần và là đòn bẩy ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của một con người chứ không quyết định người đó có trí tuệ cao hay không?
Nguồn gốc của thông minh là do thiên phú lúc sinh ra còn muốn đạt được trí tuệ thì phải rèn luyện đầu óc của mình qua suy nghĩ và qua trải nghiệm. Trí tuệ là một phạm trù rộng lớn, có thể chứa đựng cả sự thông minh. Không phải ai thông minh cũng có trí tuệ. Nếu một người thông minh có thể bỏ công rèn luyện để được trí tuệ cao, người đó sẽ ít tốn sức hơn so với người bình thường
Vậy trí tuệ là gì?
Hãy hiểu nôm na, trí tuệ là kết quả của một hoạt động sử dụng tri thức, qua quá trình học hỏi, trải nghiệm, thực hành, sàng lọc và gom góp lại những gì chắt lọc nhất để “cất” vào bộ não của chúng ta. Trí tuệ có thể được rèn luyện và phát triển mỗi ngày. Tất cả những điều này do hầu hết ý thức về sức mạnh tri thức của mỗi người. Nếu bạn là người yêu thích tri thức, luôn muốn khám phá và chinh phục nó và ứng dụng nó vào cuộc sống, tôi tin trong bạn đang tồn tại một dạng trí tuệ khá lớn rồi đó!
Trí tuệ không phải dễ dàng đạt được mà phải qua rèn luyện ( Nguồn : Internet)
Muốn hoàn thiện cần có trí tuệ
Kiến thức là đại dương bao la! Và trí tuệ chính là nguồn nước dồi dào trong đại dương đó! Chẳng ai là người dám vỗ ngực mình là người có trí tuệ hay sở hữu nó cả. Bởi kiến thức của con người chúng ta thật bé nhỏ.
Bạn phải luôn hoàn thiện bản thân qua từng ngày, từng giờ. Chớ ngừng nghỉ vì cho dù đi hết cuộc đời này, bạn cũng không thể nào đi hết con đường mang tên tri thức. Thành công của mỗi con người phụ thuộc vào con đường trí tuệ ta đã đặt chân.
Biến trí tuệ của nhân loại thành trí tuệ của mình
Trong cuộc sống đa chiều này, trí tuệ ẩn chứa muôn hình vạn trạng. Từ trí tuệ tài chính, trí tuệ nhân cách đến trí tuệ xúc cảm… Trong mọi lĩnh vực đều cần kiến thức và trí tuệ. Thế nhưng, làm sao để chắt lọc được những kiến thức hay và biến nó trở thành của riêng mình thì lại là dấu hỏi lớn.
Nhìn sự việc theo những góc độ khác nhau
Đây là một cách rất hay và nhanh chóng để có thể rút ra bài học và kinh nghiệm cho bản thân. Bằng cái nhìn đa chiều, bạn có thể phân tích một sự việc theo những góc độ khác nhau. Từ đó đưa ra nhận xét và bài học chính xác nhất áp dụng vào bản thân.
Quản trị cảm xúc
Đừng để những suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến trí tuệ của bản thân. Hãy đặt những xúc cảm tích cực, tốt đẹp và nhìn nhận vấn đề khách quan nhất. Khi đó, bạn mới có cơ hội khai sáng và thấy được nguồn trí tuệ siêu phàm trong cuộc sống.
Học hỏi mọi nơi mọi lúc
Nguồn trí tuệ siêu phàm được tạo ra bất cứ lúc nào, chỉ cần bạn sống với một thái độ ham học hỏi và cầu tiến. Luôn luôn học tập, luôn luôn tiếp thu và chắt lọc chính là những gì mà những người thành công và uyên bác từng làm. Đừng để những trải nghiệm trong cuộc sống trôi qua lãng phí.
Trí tuệ chính là điều tuyệt vời nhất mà con người tạo ra và có thể vì nó mà chiến đấu trong suốt cuộc đời. Vì thế, ngay từ bây giờ hãy đặt ra những mục tiêu để chinh phục nó mỗi ngày, bạn nhé!