Luôn có vị trí cho sách giấy giữa xu hướng thay đổi phương tiện tiếp cận

VOH - Trong một buổi trò chuyện cùng Nhân Humanity, anh Đỗ Quốc Đạt Nhân, đã chia sẻ sâu sắc về vai trò của sách trong đời sống và sự phát triển xã hội, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ số hiện nay.

Từ xưa đến nay sách luôn là kho tàng tri thức vô giá, giúp con người vượt qua sự vô minh và xây dựng nền tảng phát triển xã hội. Dù trong bất kỳ thời đại nào, sách vẫn giữ vai trò là nguồn tri thức chính thống, đóng góp vào việc phát triển năng lực cá nhân và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.

Trước sự phát triển mạnh mẽ của sách điện tử và sách nói, anh Đỗ Quốc Đạt Nhân nhìn nhận một cách tích cực về sự tồn tại của sách in. Anh cho rằng, sách giấy không chỉ là nơi lưu giữ tri thức mà còn mang lại giá trị văn hóa và tinh thần.

thumb (19)

Anh Đỗ Quốc Đạt Nhân - Trưởng ban biên tập Dong A Books.

Sách giấy tạo nên những khoảnh khắc kết nối gia đình, khi cha mẹ và con cái cùng nhau đọc sách và chia sẻ câu chuyện. Một tủ sách trong nhà không chỉ là nơi trưng bày mà còn là biểu tượng của một không gian sống giàu văn hóa.

"Sách không chỉ là nguồn tri thức mà còn là một nét đẹp. Nó còn có thể là món quà ý nghĩa, tạo ra một không gian sống văn hóa trong gia đình. Khi mỗi gia đình có một tủ sách giấy, tôi thấy đó là một nét đẹp, một không gian văn hóa sống động và hữu ích. Nó giúp cha con hay vợ chồng có thể chia sẻ những khoảnh khắc đọc sách, trò chuyện, tâm tình cùng nhau. Đối với tôi, đó là một giá trị tinh thần đẹp trong đời sống gia đình.", anh Nhân chia sẽ.

Mặc dù giới trẻ hiện nay dần chuyển sang thói quen đọc sách điện tử vì tính tiện lợi, anh vẫn hy vọng sách giấy giữ được vị trí nhất định, tiếp tục là biểu tượng của văn hóa đọc truyền thống.

Sách không chỉ là nguồn tri thức mà còn là biểu tượng của sự kết nối và phát triển. Dù công nghệ số đang thay đổi văn hóa đọc, anh tin rằng giá trị của sách in vẫn sẽ trường tồn, tiếp tục thắp sáng những ước mơ và hy vọng cho các thế hệ độc giả.

hs

Một số ấn phẩm S100 đầu tiên của Đông A giai đoạn II 

Kể về hành trình tiếp xúc với sách, anh Nhân cho biết, từ nhỏ anh đã yêu thích những cuốn sách lịch sử và văn học. Qua từng giai đoạn, sở thích đọc của anh thay đổi, từ các tác phẩm kinh điển Việt Nam như thơ Hàn Mặc Tử, Nguyễn Nhật Ánh, đến các sách về lịch sử và khoa học. Anh nhận định rằng, mỗi thể loại sách đều mang đến những giá trị riêng, giúp anh học hỏi và phát triển bản thân.

Qua những chia sẻ của  anh Đỗ Quốc Đạt Nhân chúng ta sẽ thấy rằng sách dù ở bất kỳ hình thức nào, vẫn là nhịp cầu kết nối tri thức và văn hóa, đồng thời góp phần thắp sáng hy vọng và mở ra những cơ hội mới cho xã hội.

Bình luận