Con tự hào là con của bố
Tôi chưa bao giờ nghe trộm người khác nói chuyện. Nhưng có một lần tôi đã làm điều đó khi đi ngang phòng con trai tôi. Khi ấy vợ tôi đang trò chuyện cùng Bobby – đứa con trai nhỏ của chúng tôi – về những chuyện của con với bạn.
Dường như vợ tôi đã nghe vài đứa bạn của Bobby khoác lác về công việc của bố chúng – những vị giám đốc và những ông chủ lớn. Sau đó chúng hỏi Bobby: “Bố cậu làm nghề gì, Bobby?”. Bobby lúng túng, e ngại và ngoảnh mặt nói nhỏ: “Bố tớ là công nhân!”.
Đợi cho bọn trẻ ra về, vợ tôi gọi Bobby đến, hôn lên đôi má bầu bĩnh của con rồi bảo: “Bobby, con đã nói rằng bố là một người công nhân, điều đó không sai! Nhưng mẹ nghĩ là con chưa thật sự hiểu được công việc ấy có ý nghĩa như thế nào. Vậy mẹ nói cho con nghe điều này!”.
Rồi vợ tôi bắt đầu kể: Trong tất cả những ngành công nghiệp làm giàu đất nước, trong những cửa hiệu buôn bán hay bất cứ khi nào con trông thấy một tòa nhà mới xây, hãy nhớ điều này con trai, chính những người công nhân bình thường như bố con đã làm những công việc đồ sộ đó!
Đúng là người giám đốc có được những chiếc bàn làm việc sang trọng và quần áo sạch sẽ cả ngày; đúng là họ phác thảo ra những công trình và điều hành công việc. Nhưng để biến tất cả thành hiện thực chính là nhờ vào những người công nhân như bố con. Nếu những ông chủ ngưng làm việc trong một năm, bánh xe công nghiệp vẫn chuyển động dù có chậm lại, nhưng nếu thiếu những người như bố con, thì bánh xe ấy không chuyển động được nữa.
Tôi đã cố ngăn dòng nước mắt chực trào ra vì xúc động khi bước vào phòng. Ánh mắt Bobby sáng lên, rồi đứa con trai bé bỏng bật dậy chạy đến ôm lấy tôi: “Con rất tự hào khi được làm con trai của bố vì bố là một trong những công nhân bình thường ấy, những người đã làm nên những công việc thật vĩ đại mà không ai biết được”
Chuyện ông lão đi sửa chiếc điện thoại chưa?
“Tôi là một nhân viên bảo trì và sửa chữa điện thoại di động.
Sáng hôm đó, có một ông lão đã tới cửa hàng của tôi để sửa điện thoại. Tôi cẩn thận kiểm tra chiếc điện thoại nhưng không phát hiện ra lỗi nào cả, mọi thứ đều bình thường. Tôi nói với ông rằng mọi thứ đều ổn và điện thoại của ông vẫn hoạt động tốt.
Ông lão mang điện thoại đi sửa vì… không nhận được thông tin gì từ con ông. Ông lão nhìn tôi và rơm rớm nước mắt hỏi: “Thế tại sao tôi không nhận được tin nhắn, hay cuộc gọi của con tôi?”.[1]
“Thế tại sao tôi không nhận được tin nhắn hay cuộc gọi của con tôi?”
Câu hỏi của cụ ông không mong câu trả lời thỏa đáng đến từ nhân viên bảo trì, sửa chữa điện thoại.
Câu hỏi mang nặng tình thương của sự chờ đợi, mong mỏi mà người cha dành cho đứa con của mình. Điều cụ ông mong đợi rất nhỏ nhoi, đơn giản chỉ là một dòng tin nhắn hay chỉ nghe được giọng nói thân thương đến từ đứa con xa nhà.
Khi không sống gần cha, những cuộc điện thoại thăm hỏi thường xuyên cũng đủ làm cha vui. Ảnh minh họa: PN
Cha đã từng không gắt gỏng trước mọi thắc mắc của con
Vào một buổi chiều yên tĩnh, cậu con trai đang ngồi trên chiếc ghế dài trong vườn đọc báo. Người cha liền đến bên, lặng lẽ ngồi cạnh con.
Đột nhiên, một con chim sẻ sà xuống đậu trên bãi cỏ trước mặt. Người cha lẩm bẩm: “Con gì vậy?”. Cậu con trai nghe thấy liền nhìn lên bãi cỏ trả lời một cách nhẹ nhàng: “Một con chim sẻ cha à”. Nói xong, cậu lại hướng cặp mắt nhìn chăm chăm vào tờ báo.
Người cha gật đầu một cái rồi trầm ngâm nhìn con chim sẻ run rẩy trên cỏ và lại hỏi: “Con gì vậy?”. Con trai miễn cưỡng ngẩng đầu lên nhìn cha rồi cau mày nói: “Bố ơi, con đã nói với bố đó là con chim sẻ rồi mà”. Nói xong, cậu nắm chặt tờ báo một cái rồi lại giở tiếp trang báo khác và đọc.
Một lúc sau, con chim sẻ bay lên rồi lại đậu xuống bãi cỏ cách chỗ cũ không xa. Người cha tỏ ra kinh ngạc, ông khom khom lưng xuống để vươn người ra phía trước nhìn con chim rồi hỏi tiếp: “Con gì vậy”. Cậu con trai không kiên nhẫn được nữa liền gấp tờ báo lại nói với cha: “Một con chim sẻ, cha, đó là một con chim sẻ”. Cậu vừa nói vừa chỉ tay về hướng con chim, miệng rít lên: “Chim…sẻ…” Sau đó, cậu quay lại nhìn chằm chằm vào cha mình với bộ dạng tức giận.
Lúc này, người cha không nhìn con trai. Ông vẫn không ngần ngại nhìn con chim rồi cố hỏi: “Con gì vậy?”. Lần này, câu hỏi của người cha khiến cậu con trai bực mình, cậu làm động tác tay tỏ vẻ khó chịu rồi hướng về phía cha nói: “Cha thực sự muốn cái gì thế? Con đã nói với cha nhiều lần rằng đó là một con chim sẻ. Cha nghe vẫn chưa hiểu sao?”.
Người cha đứng dậy rời đi mà không nói lời nào. Điều này khiến cậu con trai cảm thấy khó hiểu liền hỏi: “Cha đi đâu thế?”. Người cha giơ tay và ra hiệu rằng cậu con trai không cần phải đi theo ông rồi tự mình bước vào nhà.
Con chim sẻ bay đi, cậu con trai ném tờ báo xuống ghế tỏ ra thất vọng rồi thở dài một mình.
Một lúc sau, người cha trở lại cùng với cuốn sổ nhỏ cầm trên tay. Ông ngồi xuống lật trang nhật ký rồi đưa cho con trai và nói: “Con hãy đọc đi”.
Cậu con trai dựa theo hàng chữ trong nhật ký và đọc: “Hôm nay, tôi ngồi trên ghế băng trong công viên cùng cậu con trai 3 tuổi. Bỗng một con chim sẻ bay tới đậu trước mặt. Con trai đã hỏi tôi 21 lần: “Con gì vậy cha?”. Tôi đã trả lời con 21 lần rằng đó là một con chim sẻ. Mỗi lần con hỏi tôi lại ôm con vào lòng mà không cảm thấy phiền toái gì cả. Tôi nghĩ con trai thật dễ thương…”
Đôi mắt người cha ánh lên nụ cười, dường như ông đang nhìn thấy cảnh tượng trong quá khứ. Sau khi đọc xong, cậu con trai gấp quyển sổ lại, hai hàng nước mắt lăn dài trên má, câu mở rộng vòng tay ôm chặt lấy cha mình.
Hóa ra người cha không phải là ông lão đãng trí, mà là vì khi nhìn thấy con chim, ông nhớ lại cảm giác thân mật của hai cha con trước kia nên đã cố tình hỏi nhiều lần. Đứa trẻ đáng yêu trong cuốn nhật ký giờ đã lớn, không chạy theo cha để hỏi “Đó là gì?”, cậu chỉ chăm chú đọc báo mà không buồn quan tâm đến người xung quanh. Nhớ lại ngày tháng ấm áp đã qua, cậu con trai cảm thấy có lỗi, cha mới hỏi 4 lần đã không nhịn được mà nổi nóng.
Top 6 cuốn sách hay nên đọc thử 1 lần trong đời: Bạn là người đam mê đọc sách thì chắc hẳn không thể không biết các cuốn sách này. Đây là những cuốn sách hay truyền cảm hứng trong cuộc sống bạn nên đọc thử 1 lần trong đời.