Theo Tổ chức Sức Khỏe Động Vật Thế giới (OIE) khẳng định, khoảng 70% dịch bệnh nguy hiểm cho con người đều có nguồn gốc từ động vật hoang dã (ĐVHD). Virus Corona ở ĐVHD đã liên tục biến đổi, mạnh và nguy hiểm hơn, trước khi gây bệnh ở con người. Dịch SARS năm 2002 xuất phát từ một loại beta corona virus mới có nguồn gốc từ dơi thông qua cầy hương làm vật chủ trung gian trước khi tiếp cận con người và giờ đây, toàn thế giới đang phải chống chọi với dịch bệnh Covid-19.
Áp phích quảng cáo không nên tiêu thụ động vật hoang dã để bảo vệ sức khỏe của mình và cộng đồng.
Bài học từ SARS và giờ là Covid-19 rất rõ ràng rằng các loại virus mới sẽ tiếp tục phát triển nếu chúng ta còn tiêu thụ và sử dụng các sản phẩm từ ĐVHD hay có tiếp xúc gần với các loài ĐVHD.
Mặc dù Chính phủ và người dân Việt Nam đang thực hiện rất tốt các công tác kiểm soát, giám sát các nguồn lây nhiễm của dịch Covid-19 nhưng những hậu quả mà dịch bệnh gây ra đối với thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng là vô cùng nghiêm trọng, tác động đến đời sống của mỗi cá nhân và toàn xã hội. Chưa bao giờ chúng ta có thể nhìn rõ mối liên hệ giữa một hoạt động tiêu thụ ĐVHD tưởng chừng như vô hại lại gây ra những hậu quả khôn lường cho xã hội như lúc này.
ENV kêu gọi mỗi người dân: Không tiêu thụ ĐVHD và các sản phẩm từ ĐVHD dưới mọi hình thức; Tránh tiếp xúc với các nguồn có khả năng gây nhiễm bệnh như chợ, nhà hàng, trang trại gây nuôi ĐVHD;
Đặc biệt, thông báo tới đường dây nóng bảo vệ ĐVHD miễn phí 1800-1522 nếu thấy ĐVHD bị quảng cáo, vận chuyển, buôn bán hoặc tàng trữ trái phép
Xem clip:
Kiến nghị Thủ tướng cách ly xã hội thêm ít nhất 1 tuần đối với nhóm địa phương nguy cơ cao - (VOH) - Ngày 15/4, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã họp về các biện pháp tiếp tục ngăn chặn dịch, bệnh lây lan.