Người chồng người Trung Quốc, Yu Xiaodong, 38 tuổi, đang tìm kiếm sự bồi thường cho những gì anh mô tả là "mất mát về mặt tình cảm và tuổi trẻ" của mình, trong khi anh đang bị giam giữ ở Thái Lan.
Yu đã bị một tòa án Thái Lan tuyên án 33 năm bốn tháng tù sau phiên tòa xét xử thứ ba vào tháng 6 năm ngoái vì tội đẩy vợ xuống vực núi.
Wang Nan, 37 tuổi, vợ của Yu còn được biết đến trên mạng với tên Wang Nuannuan, đã bị thương nặng khi Yu đẩy cô từ vách đá cao 34 mét tại một công viên quốc gia Thái Lan vào tháng 6 năm 2019. Chồng của Wang cố giết cô với mục đích thừa kế khối tài sản lớn để trả nợ cờ bạc.
Vào thời điểm đó, Wang, người đang mang thai, đã bị gãy 17 cái xương và phải trải qua một cuộc phẫu thuật lớn, phải gắn hơn 100 đinh thép và khâu 200 mũi trong người. Cô phải ngồi xe lăn trong 3 năm. Sau khi trải qua nhiều cuộc phẫu thuật, cô đã có thể tự đứng và đi lại mà không cần trợ giúp vào năm ngoái.
Thật bi thảm, cô đã mất đứa con chưa chào đời và các bác sĩ chỉ ra rằng cô có thể không bao giờ thụ thai tự nhiên nữa.
Bất chấp trải nghiệm đau thương của mình, Wang gần đây tiết lộ rằng cuộc hôn nhân của cô với chồng vẫn còn nguyên vẹn về mặt pháp lý, vì cô đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong việc ly hôn.
Trong buổi phát trực tiếp, Wang tiết lộ rằng chông cô Yu đang yêu cầu bồi thường 30 triệu nhân dân tệ cho những gì anh ta gọi là "mất mát về mặt tình cảm và tuổi trẻ".
“Yu và mẹ anh ấy cho rằng số tiền đó là để đền bù cho nỗi đau tinh thần của anh ấy. Mẹ anh ấy thậm chí còn đổ lỗi cho tôi, nói rằng, 'Nếu công việc kinh doanh của anh không thành công như vậy, thì nó đã không khiến con trai tôi phạm phải sai lầm này'", Wang nói.
Vào tháng 9, Wang thông báo về sự ra đời của con trai cô, được thụ thai thông qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Tuy nhiên, cô lưu ý rằng việc đăng ký con của cô phải ghi Yu là cha vì họ vẫn là vợ chồng hợp pháp.
Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Post, Zhang Yongquan, cựu công tố viên và hiện là đối tác tại Công ty luật Grandall, đã mô tả vụ án của Wang là “ngõ cụt” và “tình huống không thể giải quyết”.
Ông Zhang nhấn mạnh những thách thức đáng kể, chẳng hạn như luật hôn nhân của Trung Quốc yêu cầu cả hai bên phải ra tòa trực tiếp và những phức tạp do việc giam giữ xuyên biên giới gây ra trong quá trình tố tụng.
Zhang giải thích: “Mỗi phiên tòa đều yêu cầu sự hiện diện con người thực của các bên liên quan. Nếu một trong hai vợ chồng bị giam giữ, có thể cần phải có luật sư hoặc công chứng viên địa phương đến nhà tù để công chứng. Sau đó, các tài liệu pháp lý có liên quan sẽ cần được gửi đến tòa án Trung Quốc thông qua các kênh ngoại giao.”
“Một lựa chọn khác là sử dụng phiên tòa trực tuyến. Tuy nhiên, cách tiếp cận này gây tranh cãi. Ví dụ, nếu một vụ ly hôn liên quan đến một công dân Mỹ và một công dân Trung Quốc, việc tiến hành phiên tòa trực tuyến trên đất Mỹ có thể làm dấy lên lo ngại về hành động tư pháp của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền tư pháp của Hoa Kỳ.”
Ông nói thêm rằng một số thẩm phán có thể đến thăm nhà tù để tiến hành phiên điều trần vì nhiều nhà tù được trang bị phòng xử án chuyên dụng.
“Tuy nhiên, phương pháp này không khả thi đối với các nhà tù nước ngoài do chi phí và các vấn đề về chủ quyền tư pháp”, ông chỉ ra.
Ông Zhang nhấn mạnh rằng việc giam giữ được công nhận là lý do chính đáng khiến một bên không thể ra tòa, cho thấy trong những trường hợp như vậy, việc chấp thuận đơn ly hôn cho bà Wang là điều không thể nếu sự vắng mặt của chồng bà là có lý do chính đáng.
Tình trạng pháp lý hiện tại của Wang đã gây ra nhiều cuộc thảo luận trên mạng xã hội Trung Quốc.
Một người bình luận: "Yêu cầu bồi thường sau khi cố gắng giết người? Làm sao một người có thể vô liêm sỉ như vậy?"
Một người khác đồng tình: “Kiểu cha mẹ quyết định kiểu con trai mà họ nuôi dạy”.
Một người thứ ba nói thêm: “Luật cần được cải cách! Nạn nhân không nên phải chịu đựng thêm lỗ hổng pháp lý. Nếu vợ/chồng phạm tội nghiêm trọng như cố ý giết người, tòa án nên đẩy nhanh việc ly hôn mà không cần sự đồng ý của thủ phạm.”