Xuống phố ngày xuân, xem ông đồ, bà đồ vẽ bao lì xì, dây treo trang trí

(VOH) - Nếu như ngày xưa, ông đồ già viết câu đối bằng mực tàu giấy đỏ thì nay những ông bà đồ trẻ viết vẽ bao lì xì, dây treo trang trí đủ màu…

Tết Quý Mão 2023 sắp đến, nhiều lễ hội cũng đã được khai mạc tại TPHCM. Tại Nhà Văn hóa Thanh niên – tương tự như 16 năm qua, các ông bà đồ trẻ đã quần tụ tại Phố Ông đồ để… cho chữ.

Mỗi thời mỗi khác, hồn cốt của truyền thống cho chữ đã nhạt phai đi ít nhiều nhưng Phố Ông đồ vẫn là một không gian văn hóa độc đáo, mang những lời chúc may mắn, bình an cho một năm mới nhiều thành công.

Xem thêm: Nam thanh nữ tú tưng bừng “check-in” đường mai Tết Sài Gòn

Phố Ông đồ
Phố Ông đồ năm nay có gần 50 ông đồ trẻ với mực tàu giấy đỏ, những vật dụng trang trí gợi nhớ Tết xưa được sắp đặt dọc mặt tiền Phạm Ngọc Thạch, Nguyễn Thị Minh Khai…
Phố Ông đồ
Khác với những năm trước, du khách đến Phố Ông đồ năm nay chuộng mua những phong bao lì xì được viết, vẽ đẹp mắt gửi gắm những ước nguyện ngày xuân. Và thế hoạt động chính của các ông đồ, bà đồ cũng là viết vẽ phong bao lì xì.
phố ông đồ
Những phong bao lì xì đỏ được vẽ lên những chữ thư pháp màu nhũ vàng lấp lánh
phố ông đồ
Viết, vẽ phong bao lì xì là hoạt động phổ biến nhất tại Phố Ông đồ.
phố ông đồ
Phong bao lì xì được xe theo ý tưởng của du khách
phố ông đồ
5 năm qua, mỗi dịp Tết đến, "bà đồ" Nhật Quỳnh lại xuống phố viết thư pháp.
phố ông đồ
Đây là những phong bao lì xì được "bà đồ" Nhật Quỳnh viết, vẽ theo yêu cầu của du khách với hình ảnh cành đào, cành mai và câu chúc ý nghĩa.
phố ông đồ
Các mẫu bao lì xì được vẽ thư pháp tại Phố Ông đồ
phố ông đồ
Tùy vào độ phức tạp của hình ảnh và câu chữ trên bao lì xì mà giá của mỗi bao sẽ dao động từ 15.000 – 50.000 đồng/bao.
phố ông đồ
Du khách có thể chọn mua vô số mẫu bao lì xì khác nhau. 
phố ông đồ
Một bà đồ cặm cụi vẽ mèo lên bao lì xì theo "đặt hàng" của một khách teen.

Phố Ông đồ là một hoạt động trong chương trình Lễ hội Tết Việt - diễn ra từ ngày 5/1/2023 (14 tháng Chạp) đến ngày 26/1/2023 (Mùng 5 Tết) tại Nhà Văn hóa Thanh niên TPHCM.

Đây là hoạt động thường niên của Nhà Văn hóa Thanh niên đã được tổ chức suốt 16 năm qua, với nhiều hoạt động mừng xuân mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, đã thu hút hàng trăm ngàn người đến thưởng ngoạn.