Kinh nghiệm leo núi Bà Đen để được chinh phục 'nóc nhà' Đông Nam bộ

(VOH) – Với độ cao 986m, núi Bà Đen được xem là ngọn núi cao nhất Nam bộ. Đây cũng là biểu tượng của con người - mảnh đất quật cường Tây Ninh và là điểm đến thú vị cho những ai ưa thích khám phá.

Núi Bà Đen là một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được biết đến bởi phong cảnh hữu tình và nhiều huyền thoại tại Tây Ninh. Ngọn núi nằm cách trung tâm thành phố Tây Ninh 11km, cách trung tâm TPHCM 110km về phía Tây Bắc và cách biên giới Việt Nam – Campuchia 52km.

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-voh

Núi Bà Đen - ngọn núi cao nhất vùng Đông Nam bộ (Nguồn: Internet)

Sự tích về núi Bà Đen

Theo tài liệu sử học, tên gốc núi Bà Đen là Bà Dinh. Một số tên gọi khác là núi Một, núi bà Đênh, núi Điện Bà. Nói về tên gọi “núi Bà Đen” cũng có rất nhiều truyền thuyết.

Truyền thuyết thứ nhất: Thuở sơ khai chủ vùng núi này là người phụ nữ Phù Nam có tên là Rê Đeng. Người đời sau đọc trại chữ thành Đen.

Truyền thuyết thứ 2: Bà Đen có tên thật là Lý Thị Thiên Hương, con con gái một vị quan trấn nhậm Trảng Bàng thuộc triều Nguyễn. Trong một lần Thiên Hương lên núi cúng chùa bị một đám côn đồ vây bắt. Giữa lúc nguy khốn, xuất hiện chàng Lê Sĩ Triệt xông ra đánh đuổi và cứu nàng. Ðể đáp ơn, cha mẹ nàng Thiên Hương hứa gả nàng cho Lê Sĩ Triệt.

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-1-voh

Có rất nhiều truyền thuyết về tên gọi "núi Bà Đen" (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, chưa kịp cưới Lý Thị Thiên Hương lại bị kẻ xấu vây bắt, toan hãm hiếp. Giữ lòng trung trinh, nàng nhảy xuống khe núi tử tiết. Sau khi chết, nàng báo mộng cho vị sư trụ trì trên núi biết. Trong mộng, nàng xuất hiện trong hình dáng một người phụ nữ đen đúa. Sau khi vị sư tìm được thi thể nàng đem về mai táng, vị sư này đã gọi nàng là nàng Đen. Người đời sau cũng gọi là Bà Đen để tỏ lòng tôn kính.

Truyền thuyết thứ 3: Thuở xưa, một viên quan trấn thủ vùng chân núi Một có hai người con. Người con trai tên là Thạch Biên. Người con gái là Thạch Nương, tên thường gọi là Đênh. Khi nàng Đênh 13 tuổi, nàng Đên đã xin học đạo tại một ngôi chùa được dựng ở lưng chừng núi. Thời gian sau đó, nàng Đênh bất ngờ mất tích. Gia đình cho người tìm kiếm khắp nơi thì phát hiện một khúc chân nghi là của nàng Đênh. Mọi người đồn đoán rằng nàng Đênh đã bị cọp vồ nên gia đình đã mai táng khúc chân và lập mộ cho nàng dưới chân núi.

Những cách di chuyển lên núi Bà Đen Tây Ninh

Núi Bà có diện tích 24 km², gồm 3 ngọn núi tạo thành đó là: Núi Heo – Núi Phụng - Núi Bà Đen. Núi Bà Đen cao 986m và chính là ngọn núi cao nhất Nam Bộ, xứng danh "Đệ nhất thiên sơn", cũng là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh

Để chinh phục núi Bà Đen, bạn có thể di chuyển bằng 3 cách đó là:

  1. Sử dụng cáp treo

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-2-voh

Bạn có thể đi lên núi bằng cáp treo (Nguồn: Internet)

Hệ thống cáp treo ở núi Bà Đen dài khoảng 1.2km và cao 225m với 20 cột mốc. Để tới đỉnh núi bạn sẽ mất khoảng 20 phút với giá cáp treo khứ hồi là 80.000 đồng/lượt (giá tham khảo).

  1. Dùng máng trượt

Một cách khám phá núi Bà Đen thú vị nhất là di chuyển bằng hệ thống máng trượt. Hệ thống máng trượt ở đây gồm: Tuyến kéo (tuyến đi lên) dài 1.190 m và tuyến trượt (tuyến đi xuống) dài 1.700 m, được đặt trên 482 trụ móng, gồm 102 xe trượt đôi (hai người ngồi), với công suất phục vụ 500 người/giờ.

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-3-voh

Di chuyển bằng phương tiện máng trượt cũng là một hình thức mới mẻ (Nguồn Internet)

Điểm xuất phát từ nhà ga dưới chân núi, du khách vượt qua ba đoạn đường ray và ba đoạn trung chuyển mới lên được mặt bằng Chùa Bà. Giá đi máng trượt là 80.000 đồng/người (giá tham khảo) và cần lưu ý trẻ em thì phải có người lớn đi kèm.

  1. Đi bộ

Nếu muốn leo núi Bà Đen bằng đường bộ, bạn có thể tham khảo 5 cung đường phổ biến mà dân phượt thường sử dụng đó là:

  • Leo núi Bà Đen bằng đường chùa: Đây là con đường lên núi đơn giản và dễ dàng nhất. Đường đi đã được xây dựng sẵn nên sẽ không sợ bị lạc. Hơn nữa, trên cung đường này cũng có mở ra các trạm tiếp nước cho du khách.
  • Leo núi Bà Đen bằng đường cột điện: Đây cũng là một cung đường dễ để bạn chinh phục núi Bà Đen do có bậc thang và có nhiều dấu hiệu chỉ đường nên sẽ ko lo bị lạc. Tuy nhiên, trên cung đường này lại không có hàng quán hay trạm tiếp nước nào, do vậy, bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ những vật dụng cần thiết cho chuyến đi của mình.

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-4-voh

Nhiều người thích đi bộ lên núi Bà Đen (Nguồn: Internet)

  •  Leo núi Bà Đen bằng đường ống nước: Cung đường ống nước có một đoạn chung với đường chùa. Tuy nhiên, con đường này lại rất dễ bị lạc do vậy bạn cần có người chỉ đường.
  • Leo núi Bà Đen bằng đường Ma Thiên Lãnh: Đây là một trong những cung đường khó đi nhất để chinh phục núi Bà Đen. Không có đường mòn, không có bậc đá nên những ai yêu thích cảm giác mạnh có thể chọn đi cung đường này. Nhưng để đảm bảo an toàn bạn nên thuê người hướng dẫn và tìm hiểu kỹ đường trước khi đi.
  • Leo núi Bà Đen bằng đường Núi Phụng: Là một con đường mới có nhiều nét giống mới Ma Thiên Lãnh nhưng lại nguy hiểm và khó khăn hơn rất nhiều lần. Bạn sẽ phải leo qua đỉnh núi Phụng trước khi có thể tới đỉnh núi Bà Đen, do vậy quãng đường sẽ rất dài. Những người có sức khỏe tốt phải mất tối thiểu 2 ngày mới lên được núi Bà Đen. Độ khó của con đường này là lớn nhất, vì thế, nếu chọn cung đường này bạn nên thuê người dẫn đường.

Đường lên núi Bà Đen cây cối xanh tươi, đường đi quanh co, uốn khúc với gập ghềnh đá núi thiên nhiên. Bạn có thể vừa leo núi, vừa ngắm nhìn phong cảnh xung quanh. Lên cao, nhìn về hướng Đông Nam, sẽ thấy ngọn núi Phụng, nhìn về Tây Bắc ngọn núi Heo. Ở giữa lưng chừng núi là chùa Bà Đen, một điểm du lịch tâm linh cho du khách thập phương.

Một số điểm tham quan khi đi du lịch núi Bà Đen

Điểm đến quan trọng nhất khi đi du lịch núi Bà Đen chính là viếng chùa Bà Đen (Điện Bà), nằm ở lưng chừng núi bà Bà Đen. Chùa đã tồn tại hơn 300 năm. Lúc đầu chỉ là miếu nhỏ, sau được xây dựng và mở rộng hơn. Vị thần được thờ chính trên núi là Bà Đen hay còn gọi là Linh Sơn Thánh Mẫu.

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-5-voh

Điểm đến quan trọng nhất khi đi du lịch núi Bà Đen chính là chùa Bà Đen (Nguồn: Internet)

Hệ thống chùa Bà Đen gồm có chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, chùa Hang và một số hang động được các tăng ni, phật tử sửa chữa làm nơi thờ tự như động Thanh Long, động Ông Hổ, động Ba Cô, động Ba Tuần, động Thiên Thai, động Ông Tà...

Đến chùa Bà Đen bạn sẽ cảm nhận được ngay không khí thoáng đãng, nhẹ nhàng, dù rất đông khách hành hương. Khói nhang phủ trùm cả bên trong, bên ngoài điện và chùa trong ánh đèn điện và đèn cầy lập lòe, huyền ảo.

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-6-voh

Ngôi chùa luôn thu hút rất đông khách hành hương dù là ngày thường hay ngày Lễ (Nguồn: Internet)

Cúng viếng chùa xong, nếu muốn, bạn có thể dùng bữa cơm chay. Sau đó, tùy lòng hảo tâm, cúng hoặc không cúng vào thùng phúc đức cũng được.

Nếu ở lại vào buổi chiều, nhất là nghỉ đêm trên núi, sẽ được chứng kiến cảnh quang hoang sơ và tĩnh lặng đặc biệt chỉ có tại quần thể có tên Ma Thiên Lãnh.

Tham quan vãn cảnh tại núi Bà Đen

Với độ cao lên 986m, quanh năm đỉnh núi Bà Đen được mây mù bao phủ vì thế ngắm cảnh đẹp nơi đây cũng là một trải nghiệm cực kì thú vị.

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-7-voh

Ngoài viếng chùa, bạn cũng có thể leo lên đến đỉnh núi Bà Đen (Nguồn: Internet)

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-8-voh

Núi Bà Đen quanh năm luôn được bao phủ rất nhiều mây (Nguồn: Internet)

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-9-voh

Ở đây có những không gian "sống ảo" vô cùng tuyệt đẹp (Nguồn: Internet)

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-10-voh

Phong cảnh núi Bà Đen đẹp như một bức tranh ( Ảnh phương_anh_mm)

Ngoài ra, nếu đã du lịch núi Bà Đen Tây Ninh thì bạn cũng có thể kết hợp tham quan một số địa điểm gần đó như: tòa thánh Tây Ninh (đạo Cao Đài), hồ Dầu Tiếng, tham quan mua sắm tại chợ Long Hoa.

Lưu trú qua đêm ở núi Bà Đen tại đâu?

Tại khu vực núi có tương đối ít các nhà nghỉ và khách sạn do vậy nếu bạn muốn ở đây qua đêm thì nên thuê các nhà nghỉ ở thị xã Tây Ninh. Còn ở khu vực núi thì chỉ có một vài nhà nghỉ, khách sạn ở khu vực điện Bà.

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-12-voh

Qua đêm trên núi Bà Đen cũng là một trải nghiệm mới lạ (Nguồn: Internet)

Tại đây, có dịch vụ cho thuê chiếu nằm để ngắm cảnh vật về đêm. Vì thế nếu muốn tiết kiệm chi phí du lịch cũng như tận hưởng những cảm giác mới lạ bạn có thể thuê chiếu với giá 10.000 đồng/chiếc. Hoặc bạn có thể mang theo liều bạc "cắm trại" trên núi để thưởng thức cảnh đêm trên đỉnh núi.

Kinh nghiệm ăn uống khi phượt núi Bà Đen

Đa phần du khách đến núi Bà Đen đều mang theo thức ăn có thể chủ động trong việc di chuyển cũng như tiết kiệm tối đa chi phí.

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-11-voh

Tại Tây Ninh có rất nhiều đặc sản để bạn thưởng thức khi đi du lịch núi Bà Đen (Nguồn: Internet)

Tuy nhiên, nếu muốn khám phá ẩm thực nơi đây bạn cũng có thể thưởng thức một số đặc sản Tây Ninh ở khu vực chân núi hoặc thưởng thức bữa cơm chay vào buổi sáng trên núi miễn phí.

Phương tiện di chuyển khi đi du lịch núi Bà Đen Tây Ninh

Từ TPHCM nếu muốn đi núi Bà Đen Tây Ninh, bạn có thể di chuyển bằng xe buýt, xe khách hoặc xe máy.

Xe khách

  • Bạn vào bến xe An Sương bắt xe Đồng Phước về Tây Ninh.
  • Tới bến xe Tây Ninh bạn có thể bắt taxi hoặc đi xe ôm tới núi Bà Đen.

Xe bus

  • Bạn bắt xe buýt 703,701, 704 ở Hồ Chí Minh xuống trạm tại ngã 3 Gò Dầu.
  • Tiếp theo, bạn bắt xe buýt Long Hoa để đi đến núi Bà Đen.

Xe máy

kinh-nghiem-leo-nui-ba-den-de-duoc-chinh-phuc-noc-nha-dong-nam-bo-13-voh

Phương tiện di lịch núi Bà Đen khá đa dạng (Nguồn: Internet)

 Nếu muốn đi núi Bà Đen từ Sài Gòn bằng xe máy thì bạn hãy di chuyển theo cung đường sau: 

  • Từ quốc lộ 22 theo hướng đi Tây Ninh – tới huyện Gò Dầu – tới điểm quốc lộ 22.
  • Sau đó, rẽ theo hướng quốc lộ 22B đi Tây Ninh -> tới thị xã Tây Ninh chạy thêm 5km là tới núi Bà Đen.

Như vậy là bạn đã có những thông tin tổng quát nhất về núi Bà Đen cũng như một số kinh nghiệm khi đi du lịch tại nơi này. Nếu muốn hiểu rõ hơn nữa thì bạn hãy tự mình trải nghiệm, xách balo lên và đi ngay nào!

Địa chỉ núi Bà Đen – Tây Ninh

Núi Bà Đen có địa chỉ tại xã Thạnh Tân, thành phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh và cách trung tâm TP Hồ Chí Minh 110km về phía Tây Bắc.

Nhấn vào đây để xem bản đồ

Khu du lịch Đại Nam – Những điểm thú vị thu hút khách thập phương : Nằm cách Sài Gòn khoảng 40km tính từ trung tâm thành phố, Khu du lịch Đại Nam được xem là điểm đến phù hợp cho mọi người vào những ngày cuối tuần muốn 'lánh' Sài Gòn.
Ngẩn ngơ trước cảnh đẹp 'dịu dàng' của làng nổi Tân Lập : Nếu bạn đang bị giới hạn về thời gian, cần một chuyến đi ngắn trong ngày ít mệt mỏi thì làng nổi Tân Lập sẽ là địa điểm lý tưởng để bạn có thể thư giãn cuối tuần.