Nếu lạm phát tăng, giá vàng có thể tiến gần đến mốc 10.000 USD trong 10 năm

(VOH) – Chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương và chi tiêu chính phủ đang chạm đến điểm hạn chế và kinh tế toàn cầu đang trên đỉnh của một thập kỷ mới trong lạm phát, theo Incrementum AG.

Thứ năm, công ty đầu tư châu Âu Incrementum AG đã công bố báo cáo In Gold We Trust hàng năm lần thứ 15 và nhấn mạnh mối đe dọa lạm phát ngày càng tăng trên thị trường toàn cầu, dự kiến sẽ đẩy giá vàng cao hơn trong thập kỷ tới.

Trong cuộc điều tra mới nhất của công ty, các nhà quản lý quỹ Ronald-Peter Stoeferle và Mark J. Valek đã nhắc lại lời kêu gọi của năm ngoái rằng giá vàng có thể đẩy gần 5.000 USD/ounce trong vòng 10 năm tới. Tuy nhiên, họ nói thêm rằng rủi ro đang gia tăng khiến giá vàng có thể tăng gần gấp đôi trong vòng một thập kỷ.

Nếu lạm phát tăng giá vàng có thể tiến gần đến mốc 10.000 USD trong 10 năm 1
Ảnh minh hoạ

Nếu thập kỷ này bị cản trở bởi lạm phát mạnh hơn, mức giá 8.900 USD có thể được kỳ vọng vào cuối thập kỷ. Với sự biến đổi môi trường kinh tế tiền tệ mà chúng ta đang chứng kiến trong năm nay, nguy cơ lạm phát đang gia tăng rõ rệt”, các nhà phân tích cho biết trong báo cáo.

Như vậy, nếu tập trung vào ngắn hạn, Incrementum AG nhìn thấy giá vàng đang đẩy lên mức cao kỷ lục mới vào cuối năm 2021. Theo sự định vị thị trường, công ty cho biết có 54% cơ hội vàng sẽ đạt mức cao nhất trong 52 tuần vào tháng 12 và chỉ có 5% khả năng vàng giảm xuống mức thấp nhất của 52 tuần.

Mặc dù thế giới đang chìm trong bất ổn khi các quốc gia tiếp tục đối phó với đại dịch COVID-19, nhưng Incrementum cho rằng yếu tố quan trọng nhất đối với thị trường tài chính trong năm nay vẫn là mối đe dọa lạm phát ngày càng tăng khi các ngân hàng trung ương duy trì các chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng để hỗ trợ nền kinh tế toàn cầu.

Một tác dụng phụ của biến đổi môi trường tiền tệ là làn sóng thanh khoản gần như không giới hạn đã tràn ngập các thị trường kể từ đầu đại dịch COVID-19 và điều đó đã gây ra sự gia tăng đáng kể ở cả mức giá tài sản và mức giá tiêu dùng. Một trong số những hậu quả lớn nhất mà môi trường tiền tệ mới có thể mang lại là sự khôi phục của lạm phát giá tiêu dùng. Theo quan điểm của chúng tôi, chúng ta hiện mới chỉ ở giai đoạn đầu của sự phát triển lạm phát này,” các chuyên gia phân tích cho biết.

Mặc dù lạm phát đang gia tăng, công ty đầu tư này đã cảnh báo các nhà đầu tư rằng một hoàn cảnh khác vẫn có thể diễn ra do tốc độ cung tiền toàn cầu vẫn ở mức khá thấp. Các nhà phân tích cho biết, mối đe dọa tiềm tàng sẽ ngày càng lớn hơn khi người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu số tiền họ tích trữ trong đại dịch.

Xác suất mà thập kỷ này sẽ đi vào lịch sử như một thập kỷ lạm phát đã tăng lên đáng kể, đặc biệt là vì các động lực lạm phát đã có bằng chứng,  diễn ra mà không có bất kỳ sự gia tăng đáng kể nào trong tốc độ lưu thông của tiền. Không nên xem thường tiềm năng lạm phát gia tăng đáng kể những năm tới được nhắc đến trong báo cáo.”

Stoeferle và Valek không chỉ nhìn thấy mối đe dọa lạm phát ngày càng tăng, mà họ còn lưu ý rằng công nghệ ngày càng phát triển và sự phát triển không thể tránh khỏi của tiền kỹ thuật số do ngân hàng trung ương phát hành (CBDC) sẽ bổ sung vào sự kìm hãm tài chính.

Không chỉ các ngân hàng trung ương sẽ giữ lãi suất ở mức thấp trong bối cảnh lạm phát gia tăng, mà Stoeferle và Valek cũng nhìn thấy một sự tiến hóa mới trong chính sách tiền tệ với việc kiểm soát đường cong lợi suất.

Các nhà phân tích giải thích rằng cách duy nhất mà các chính phủ có thể đối phó với khoản nợ ngày càng tăng là thông qua đàn áp tài chính.

Chúng tôi tin rằng lãi suất thực sẽ vẫn ở mức âm trong thập kỷ tới. Trong môi trường thị trường như vậy, các tài sản hữu hình, đặc biệt là hàng hóa, cổ phiếu được lựa chọn đúng ngành và rõ ràng là kim loại quý nên tạo thành nền tảng vững chắc trong danh mục đầu tư”, các chuyên gia nói thêm.

Một điểm nổi bật cuối cùng từ báo cáo, các nhà phân tích lưu ý rằng năm nay sẽ kỷ niệm 50 năm Mỹ rời bỏ chế độ bản vị vàng.

Các nhà phân tích cho biết: “Kể từ đó, không có đồng tiền nào được hỗ trợ bởi một tài sản khan hiếm như vàng. Các ngân hàng trung ương có thể tạo ra tiền mà không có bất kỳ hạn chế nào và đang ngày càng tận dụng đặc quyền này”.