Đoàn văn nghệ sĩ thành phố tham quan Đài TNND TPHCM-VOH

(VOH) - Sáng 13/4, đoàn văn nghệ sĩ thành phố (Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật TPHCM) do nhạc sĩ Trần Long Ẩn - Chủ tịch Liên hiệp Hội làm trưởng đoàn đã đến tham quan Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH), nơi diễn ra cuộc chiến đấu chiếm Đài phát thanh chế độ cũ vào lúc 2 giờ sáng ngày mùng 2 tết Mậu Thân năm 1968.

Lãnh đạo Đài cùng đoàn đã dâng hương tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trong trận Mậu Thân. Ảnh: Khiêm Huân

Đoàn đã dâng hương tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh trong trận Mậu Thân. Sau đó, Đại tá Đặng Xuân Tẻo - chính trị viên Đội 4 biệt động - người trực tiếp tham gia đánh chiếm Đài phát thanh chế độ cũ đã chia sẻ câu chuyện về trận đánh ác liệt năm đó:

Đại tá Đằng Xuân Tẻo (Ba Tẻo) kể lại cuộc tấn công của Biệt động Sài Gòn vào Đài phát thanh. Ảnh: Khiêm Huân

Qua hồi ức của Đại tá Đặng Xuân Tẻo và người thân các liệt sĩ, nhiều ký ức xúc động về 11 chiến sĩ đã hy sinh tại Đài được nhắc nhớ một cách đầy trân trọng, các anh: Văn Sanh, Năm Lộc, Bảy Thân, Năm Mộc… những chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đã vĩnh viễn nằm lại vùng đất này khi tuổi đời còn rất trẻ, có người chỉ mới bước qua tuổi đôi mươi, có người còn chưa kịp nhìn mặt con trai mới chào đời.

Giờ đây, dù được ngợi ca như những anh hùng bất tử, thế nhưng họ vẫn không thể về với lòng đất mẹ bởi trong số 11 người hy sinh, chỉ một đồng chí tìm được hài cốt.

Nghệ sĩ Phi Yến bồi hồi nói về đồng chí, đồng đội của mình khi trở lại thăm Đài:

Là một chứng nhân lịch sử cho trận đánh Mậu Thân, Đài Tiếng nói nhân dân TPHCM dự kiến các hoạt động tuyên truyền sắp tới để tưởng nhớ, tri ân các anh hùng, liệt sĩ đã ngã xuống, ông Lê Công Đồng - Giám đốc Đài cho biết:

Ngoài chuyến thăm tới Đài TNND TPHCM, đoàn cũng đến tham quan và nghe giới thiệu về Hầm cất giấu vũ khí trên đường 3/2, quận 10; Khu di tích Lịch sử Dân công hỏa tuyến xã Vĩnh Lộc Mậu Thân 1968 tọa lạc tại xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh; hầm bí mật chỉ huy của đồng chí Trần Bạch Đằng trên đường Phạm Văn Chí, phường 1, quận 6.

Đây là một hoạt động của Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM nhằm tưởng nhớ và nuôi dưỡng truyền thống yêu nước của các văn nghệ sĩ, đặc biệt là văn nghệ sĩ trẻ.

Sau chuyến tham quan các di tích lịch sử thành phố, hy vọng sẽ có nhiều tác phẩm văn học nghệ thuật sáng tạo và công phu để chào mừng 50 năm cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân năm 1968. Nhạc sĩ Trần Long Ẩn cho biết:

Văn nghệ sĩ tham quan phòng truyền thống Đài TNND TPHCM. Ảnh: Khiêm Huân

50 năm thấm thoát qua nhanh, bụi thời gian có thể làm phai mờ mọi thứ. Thế nhưng có những thứ mà thời gian chẳng thể làm phai mờ được, trái lại càng được tỏa sáng, càng được khắc sâu và càng tồn tại sừng sững trước tháng năm.

Đó là những trận đánh oai hùng, những “Dáng đứng Việt Nam tạc vào thế kỷ”. Nhà thơ Phạm Sỹ Sáu - Phó Chủ tịch Hội Văn học TPHCM và họa sĩ Trần Thanh Cảnh - một văn nghệ sĩ trẻ sinh ra sau ngày đất nước giải phóng đã không khỏi xúc động:

Trong gần 50 năm qua, đã có bao nhiêu bài hát, những áng văn thơ, những bức ký họa được viết lên, được cất vang trong lòng dân tộc để ngợi ca về tinh thần bất diệt. Mong rằng những trang sử vẻ vang ấy sẽ được tiếp nối thông qua những tác phẩm văn học nghệ thuật được sáng tạo từ thế hệ trẻ hôm nay.

Bình luận