Chờ...

Mâm cúng ngày Rằm tháng Giêng cần chuẩn bị gì?

(VOH) - Người ta thường nói “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”. Do vậy, mâm cúng ngày rằm tháng Giêng cần chuẩn bị chu đáo để cầu phước lành cả năm

Với người Việt, Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu là ngày quan trọng dịp đầu năm mới. Vào ngày này, người dân cũng thường đến chùa làm lễ cầu an, làm nhiều việc thiện.

Những việc nên làm:

Dọn dẹp bàn thờ

Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Mua sắm đồ cúng lễ

Nên mua hoa tươi để dâng trên ban thờ, không dùng hoa quả giả. Hoa để dâng bàn thờ thường là hoa cúc vàng, cúc vạn thọ, huệ trắng.

Lễ cúng gia tiên có hương hoa, đèn nến, trầu cau, rượu và mâm cỗ mặn gồm nhiều món như thịt gà luộc, đĩa giò, đĩa xào, bát canh.

Nhiều gia đình có bàn thờ Phật còn sắm lễ cúng Phật. Đó là mâm lễ chay tinh khiết gồm hương, hoa, đèn, nến, hoa quả tươi…. Dù cúng chay hay mặn thì phải có đầy đủ trái cây, chè xôi, đèn ở bàn Phật và Bồ Tát.

Khi thắp hương, người dân thường thắp theo số lẻ, bởi số lẻ tượng trưng cho phần âm. Chỉ nên thắp từ 1 đến 3 nén hương trên mỗi bát hương.

Giờ cúng được nhiều người chọn nhất đó là vào giờ Ngọ ngày rằm tháng Giêng, tức từ 11 giờ đến 13 giờ.

Tuy nhiên, ngày nay do nhiều người bận rộn với công việc nên thường cúng vào buổi tối hoặc chiều tối. Dù cúng vào giờ nào, buổi nào thì điều quan trọng nhất là thành tâm.

rằm tháng giêng, mâm cúng

Hình minh họa: internet

Những việc nên tránh:

Đạo Phật không dạy phải đốt vàng mã cho người đã mất, cũng không cổ súy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường.