Đây là công viên địa chất toàn cầu thứ hai của Việt Nam, trước đó cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) đã được UNESCO công nhận từ năm 2010.
Hồ Thăng Hen tại Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng. (Nguồn: caobanggeopark.com)
Theo Bộ Ngoại giao, cho đến trước kỳ họp xét công nhận này, trên thế giới chỉ có tổng cộng 127 CVĐC toàn cầu UNESCO ở 35 quốc gia.
Non nước Cao Bằng cách Hà Nội 300 km, nằm ở địa đầu phía Bắc với diện tích 3000 km2. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc.
Việc Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu sẽ tạo điều kiện để tỉnh phát triển bền vững giúp thúc đẩy nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng với hơn 500 triệu năm, các hóa thạch, trầm tích biển, đá núi lửa, khoáng sản..., đặc biệt là các cảnh quan đá vôi, là những minh chứng tuyệt vời cho sự tiến hóa và thay đổi của Trái Đất.
Ngoài ra Non Nước Cao Bằng cũng nổi tiếng với các giá trị đa dạng sinh học cùng nhiều hệ sinh thái, giống loài động thực vật.
Ra đời năm 2015. đến tháng 11/2016, tỉnh Cao Bằng đã nộp hồ sơ lên UNESCO đề nghị công nhận Non Nước Cao Bằng là Công viên địa chất toàn cầu.
Vào tháng 7/2017, đoàn chuyên gia khảo sát của UNESCO đã đến kiểm tra, đánh giá các tiêu chí, tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, công tác bảo tồn của tỉnh./.