Chữ P có 'biến mất' trong sách Tiếng Việt lớp 1 của NXB Giáo dục?

(VOH) – Mới đây Bộ GD – ĐT đã nhận được phản ánh về việc sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ ‘Kết nối tri thức với cuộc sống’ không có bài dạy về chữ ‘P’.

Vừa qua, nhà giáo Đào Quốc Vịnh (Hiệu trưởng trường Tiểu học Tô Hiến Thành, Hà Nội) đã gửi thư ngỏ tới Bộ trưởng Bộ GD – ĐT Nguyễn Kim Sơn để bày tỏ ý kiến về việc sách Tiếng Việt lớp 1 của bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” không dạy độc lập chữ “P”. Điều này dẫn tới việc sách giáo khoa thiếu đi tính phổ quát, tạo ra nhiều thiệt thòi cho các em học sinh dân tộc thiểu số bởi rất nhiều từ chỉ địa danh, tên người của đồng bào dân tộc thiểu số có chữ P đứng trước nguyên âm.

chu-p-co-bien-mat-trong-sach-tieng-viet-lop-1-cua-nxb-giao-duc-btv124-voh-0
Nguồn: Facebook Nhân vật

Sau chia sẻ này của ông, có khá nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra từ chủ biên cuốn sách, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ và đặc biệt là giáo viên dạy lớp 1.

Chữ P 'biến mất' trong sách Tiếng Việt lớp 1?

Dựa theo chương trình Giáo dục Phổ thông mới, có 3 bộ sách giáo khoa đang được áp dụng giảng dạy hiện nay gồm bộ sách Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống của NXB Giáo dục và bộ sách Cánh diều của NXB Đại học Sư phạm TP.HCM.

Theo đó, trên thực tế, chữ P không "biến mất" trong sách tiếng Việt lớp 1, chỉ không được nêu tách biệt trong mục lục hoặc trong tiêu đề, nhưng nhóm biên soạn cũng đã đan cài vào trong các bài học và vẫn được giảng dạy, đảm bảo phổ cập đầy đủ 29 chữ cái như quy định của Bộ GD – ĐT.

chu-p-co-bien-mat-trong-sach-tieng-viet-lop-1-cua-nxb-giao-duc-btv124-voh-1
Chữ p vẫn được dạy trong bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống

Tuy nhiên, theo các nhóm giả sách, hiện nay cách dạy chữ “P” trong chương trình Tiếng Việt 1 được chia làm 2 cách khác nhau:

  • Cách thứ nhất: Dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.
  • Cách thứ hai: Dạy âm P riêng và đưa những “từ ứng dụng” như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để HS tập đọc và phát triển vốn từ".
chu-p-co-bien-mat-trong-sach-tieng-viet-lop-1-cua-nxb-giao-duc-btv124-voh-2
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều
chu-p-co-bien-mat-trong-sach-tieng-viet-lop-1-cua-nxb-giao-duc-btv124-voh-3
 

Cụ thể, nhóm tác giả SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chọn cách thứ nhất, còn nhóm tác giả bộ Chân trời sáng tạo (dạy riêng ở TP.HCM) chọn cách thứ hai. 

Xem thêm: Yêu cầu giáo viên không gọi học sinh là con – tranh luận vẫn chưa ‘ngã ngũ’

Những ‘người trong cuộc’ nói gì về việc không dạy chữ P độc lập

Sau khi nhận được phản ánh từ nhà giáo Đào Quốc Vinh, chủ biên bộ sách Kết nối tri thức - PGS.TS Bùi Mạnh Hùng cũng lý giải rằng không đưa chữ “P” độc lập vào sách vì rất ít từ tiếng Việt có chữ “P” đứng trước các nguyên âm, nếu có thì là ngoại lai. Từ đây cũng đã tạo ra cuộc tranh luận và nhận về nhiều ý kiến đóng góp trái chiều.

“Chữ ‘P’ trong hệ thống phụ âm Tiếng Việt không kết hợp với nguyên âm để tạo thành âm tiết mà phải ghép âm ‘H’ để tạo ra phụ âm “PH’. Điều này tương tự như ‘Q’ không bao giờ đứng một mình mà phải là ‘Qu’.

Do vậy, tôi cho rằng dạy học sinh như thế cũng là hợp lý dù không theo thông lệ của bảng chữ cái”

“Mặc dù trong thực tế cuộc sống có rất ít từ Tiếng Việt có thể kết hợp được với chữ ‘P’ đi rời, nhưng không thể nói là không có, ví dụ như pin, quả pao, Pác Bó.

Càng không thể nói những từ có chữ ‘P’ đứng trước các nguyên âm là từ ngoại lại, bởi không ít địa danh, tên người ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam có cấu trúc tương tự như thế. Cho nên, không thể coi những từ như “Pa Ủ, Nậm Pồ,…” là tiếng nước ngoài được”

“Không có chữ đấy sao ra chữ ‘PH” – ‘phở’ được. Nói chung trong SGK vẫn đủ 29 chữ cái. Chữ ‘P’ ghép với ‘H’ ra ‘PH’, và học sinh vẫn đọc được “tiếng còi xe pip píp”.

Có thể tác giả SGK cho rằng chữ ‘P’ ít đứng riêng nên không dạy bài riêng, nhưng cái gì cũng liên quan đến nhau. Học sinh phải gọi được tên chữ đó ra. Cũng như âm ‘Q’ cũng thế, hay ‘Ă-Â’ cũng dạy kèm, nhưng không phải không dạy.”

Trước những ý kiến trái chiều được đưa ra như vậy, nhiều phụ huynh học sinh cũng cảm thấy khá “rối bời”. Hy vọng rằng NXB Giáo dục Việt Nam cũng như Bộ GD – ĐT sẽ sớm có phản hồi về vấn đề này.