“Bạn không nên đánh giá một quyển sách bằng bìa” – Đó là quan điểm phản ánh đúng thực trạng ngày nay, giữa nội dung và hình thức cuốn sách đang hoàn toàn tách rời nhau. Có rất nhiều cuốn sách trên thị trường với cách thiết kế và bố cục trình bày dường như thiếu hẳn đi sự liên kết với nội dung mà sách muốn truyền đạt. Do đó, để thiết kế một cuốn sách đẹp, ngoài đòi hỏi sự thành thạo về kĩ năng, còn cần phải nắm rõ các nguyên tắc thiết kế.
Bạn là một nhà thiết kế chuyên nghiệp nhưng lại bỏ ra ngoài các quy tắc thiết kế, điều đó càng làm cho sản phẩm đi ngược lại với tiêu chí. Vì thế, vai trò của một nhà thiết kế sách đòi hỏi phải rất cao mới có thể đáp ứng được người đọc bình thường.
Với bất cứ dự án thiết kế sách nào, nhà thiết kế cũng cần phải tuân thủ một vài nguyên tắc cơ bản. Tuy nhiên, các quy tắc này thường làm phá vỡ đi “tính dễ đọc” (tiêu chí hàng đầu của một cuốn sách) của nó. Chính nhà thiết kế sẽ “vô tình quên” và rồi tạo nên một cuốn sách với bố cục “thách thức” người đọc.
“Đôi khi, giải pháp cũng cần phải phù hợp và liên quan đến nội dung” – theo Sara De Bondt.
Vì vậy, nguyên lý cơ bản nhất khi thiết kế sách là tuân thủ theo nội dung những gì quyển sách muốn truyền đạt đến đọc giả. Cần phải lựa chọn phương pháp thiết kế phù hợp để tránh làm lu mờ nội dung cuốn sách.
1. QUY TRÌNH THIẾT KẾ SÁCH
Khi bắt tay vào thiết kế sách, họ thường bắt đầu bằng những công việc gì?
Đầu tiên, các nhà thiết kế sẽ tóm tắt về nội dung của cuốn sách, đưa ra một vài khái niệm để phát thảo “khung xương”. Sau đó, họ sẽ đưa vào một vài “ví dụ” trong ý tưởng bố trí, chọn kiểu chữ, kết hợp màu sắc và lựa chọn hình ảnh.
Với tư cách là một nhà thiết kế, không phải lúc nào bạn cũng là người được lựa chọn dự án mà bạn muốn đảm nhận. Thật vậy, phần lớn các nhà thiết kế không có quyền lựa chọn chủ đề mà họ quan tâm, vì thế họ sẽ dành sự quan tâm hoặc ít nhất tìm đến những gợi ý từ nội dung.
“Bạn hiểu rõ hơn về nội dung, cả văn bản và hình ảnh, bạn càng có thể giải quyết tốt hơn các vấn đề định vị và định cỡ cũng như sắp xếp thứ bậc”, theo Maximilian Mauracher - Giám đốc nghệ thuật và thiết kế đồ họa.
Maximilian Mauracher cho rằng: “Tất nhiên, có thể tạo ra một cuốn sách đẹp bằng cách tạo cho nó một hệ thống sẵn có và bố trí nội dung theo đúng hệ thống có sẵn, nhưng tôi nghĩ nó sẽ nổi bật nếu bạn chỉnh sửa kiểu chữ, màu sắc và bố cục trang cho nội dung”.
Trong quá trình thiết kế sách, phần thiết kế bìa sách thường phải trải qua một loạt các cuộc họp với các nhóm biên tập viên, nhóm tiếp thị, các nhà thiết kế và cuối cùng chính là tác giả trước khi quyển sách được duyệt.
Thật vậy, một nhà thiết kế khi phải nghe rất nhiều ý kiến, có thể họ sẽ gặp khó khăn trong việc chọn lựa. Tuy nhiên theo Henry Petrides, nhà thiết kế của Cornerstone lại cho rằng: “Là một nhà thiết kế, nghe rất nhiều ý kiến có thể hơi khó khăn, nhưng tôi thường thấy nó mở ra cho tôi những con đường tôi không nghĩ đến”.
2. NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VÀ KỸ THUẬT GHÉP CHỮ TRONG THIẾT KẾ SÁCH (TYPOGRAPHY)
Một quyển sách được thiết kế tuyệt vời khi sử dụng đúng với kiểu chữ của nó. Nghĩa là, việc chọn phông chữ không nên quá phô trương. Các cuộc tranh luận về việc liệu phông chữ nào là dễ đọc nhất hay phù hợp nhất với bản in vẫn luôn diễn ra qua hàng thập kỷ với các nghiên cứu mà vẫn chưa có một kết luận nào cho vấn đề này.
“Ít hơn thường là nhiều hơn” là những gì Maximilian Mauracher nói về nghệ thuật sắp đặt và kỹ thuật ghép chữ - Typography. Ông giải thích: “khả năng đọc mới là những gì một quyển sách cần. Một quyển sách cần có thể đọc được khi tôi gửi được tâm trạng và cảm xúc của mình vào nó. Tất nhiên, tôi cũng có một số phông chữ yêu thích, nhưng tôi thường thay đổi chúng cho phù hợp với nội dung cũng như cấu trúc các mục, tiêu đề, văn bản và phân trang”.
“Thiết kế sách là bao gồm tất cả về nhịp điệu và nhịp độ” – Sara De Bondt nói. Thật vậy, tất cả các quy tắc thiết kế đều hướng về nội dung, từ những phần nội dung khác nhau sẽ tạo nên việc áp dụng các quy tắc khác nhau. “Bạn có thể thiết kế và bố trí đẹp nhất trên một tấm hình, nhưng nếu bạn chưa xem xét sự ràng buộc với nội dung chung, cuốn sách của bạn sẽ không khác gì một viên gạch không thể mở”.