Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Dinh dưỡng khoa học cho người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường)

(VOH) - Bệnh đái tháo đường (tiểu đường) được xem là một trong những “căn bệnh thời đại”. Bệnh khi còn nhẹ, giai đoạn sớm, người bệnh khó phát hiện nhưng biến chứng khi bệnh nặng lại rất nguy hiểm như khiến thị lực giảm, tăng huyết áp, ảnh hưởng lên tim, suy thận,…

Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Hữu Toản – Giám đốc Phòng khám An Khang Vinamilk (phải) đến buổi tư vấn trực tuyến tại VOH Online.

Với bệnh tiểu đường, chế độ dinh dưỡng rất quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh. Ăn uống sao để hạn chế nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường? Người đang bị bệnh phải tuân thủ chế độ dinh dưỡng như thế nào để cải thiện sức khỏe? Những sản phẩm sữa phù hợp cho người bị đái tháo đường là gì?... Quan tâm đến các vấn đề về dinh dưỡng trong dự phòng và điều trị bệnh đái tháo đường, quý độc giả có thể tham gia chương trình giao lưu trực tuyến: Dinh dưỡng khoa học cho người mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường).

Tham gia tư vấn là Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Hữu Toản – Giám đốc Phòng khám An Khang Vinamilk.

Bệnh tiểu đường là đại dịch toàn cầu trong thế kỷ 21 vì cho tới nay có 285 triệu người (khoảng 6,4 % dân số) mắc bệnh.

Dự báo tới năm 2025 số người mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên 330 triệu, năm 2030 tăng lên 480 triệu người mắc bệnh. Trong đó, hơn 50% người bị bệnh không biết mình mắc bệnh tiểu đường. Tại các nước chậm phát triển con số này lên tới 80%.

Tiểu đường là nguyên nhân gây tử vong thứ 4 ở các nước phát triển. Hàng năm có khoảng 3,4 triệu người tử vong có thể do tiểu đường, tương đương mỗi phút có 6 người tử vong.

Nhu cầu phải nằm viện đối với người tiểu đường cao gấp 4 lần so với người thường. Chính vì vậy, ngân sách chăm sóc y tế đối với người tiểu đường chiếm 5-6% ngân sách quốc gia của nhiều nước.

Các chuyên gia y tế cảnh báo:

Đái tháo đường có rất nhiều biến chứng trầm trọng: tim mạch, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, suy thận, mù mắt hoặc đoạn chi do tắc mạch nhỏ. Đặc biệt, nguy cơ phải đoạn chi so với người thường gấp từ 15 – 40 lần.

+ Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ đối với bệnh đái tháo đường, đặc biệt là bệnh tiểu đường type 2. Bệnh tiểu đường type 2 đang có nguy cơ trẻ hóa. Bình thường bệnh xuất hiện ở bệnh nhân ngoài 40 tuổi, tuy nhiên gần đây, nhiều trẻ từ 11 - 15 tuổi cũng mắc bệnh đái tháo đường. Nhiều bệnh nhân phải can thiệp để giảm trọng lượng, kết hợp chế độ ăn uống phù hợp, dùng thuốc nhưng kết quả không được mỹ mãn.

+ Người bệnh đái tháo đường giảm hi vọng sống từ 2-8 năm.

+ Chế độ ăn uống tập luyện phù hợp có thể phòng ngừa bệnh đái tháo đường đến 60%.

Do với nhiều quốc gia, Việt Nam không phải là nước có nhiều bệnh nhân đái tháo đường nhưng lại là một trong 10 nước có tốc độ gia tăng bệnh đái tháo đường nhanh nhất. Từ 2002 đến 2012 số người bệnh đái tháo đường đã tăng 5,4 %, riêng tại TPHCM, số bệnh tăng 11%.

Chẩn đoán ở VN thường muộn hơn và tỷ lệ bệnh nhân vhưa được chẩn đoán ở cộng đồng lên đến 62%.

 

Dấu hiệu phát hiện đái tháo đường

Phần lớn người mắc bệnh không thấy có dấu hiệu gì đặc biệt nhưng khi xuất hiện các biểu hiện ăn nhiều, uống nhiều, sụt cân và đi khám thì đã muộn. Tốt nhất, người dân nên đi khám khi xuất hiện các yếu tố nguy cơ như: huyết áp cao, rối loạn mỡ máu, béo phì ở người trung niên…

Nên kiểm tra đường huyết lúc đói hoặc làm biện pháp tăng đường huyết hoặc xét nghiệm huyết sắc tố HbA1c.

Để tầm soát tiểu đường cần nhịn ăn trước 8 giờ, xét nghiệm nếu lượng đường huyết lúc đói >= 126mg/dl (7mmol/lít). Hoặc xét nghiệm bất kì >= 200mg/dl (11,1mmol/lít) Hoặc làm biện pháp dung nạp glucose sau 2 giờ lượng đường >= 200mg/dl (11,1mmol/lít), nếu lượng đường gần tới các mức này thì bị tiền tiểu đường.

Tiền tiểu đường hay còn gọi là rối loạn đường huyết lúc đói hoặc rối loạn dung nạp glucose là trường hợp người có lượng đường cao trong máu nhưng chưa đủ cao để xác định bị bệnh tiểu đường.

Phân biệt Tiểu đường type 1 – type 2

Type 1: Người bị mắc tiểu đường type 1 thường do cơ thể không sản xuất được insulin hoặc sản xuất quá ít gây ra rối loạn đường huyết hoặc đường huyết cao dẫn đến biến chứng trầm trọng. Tiểu đường type 1 thường xuất hiện sớm, hay gặp ở người trẻ dưới 20 tuổi. Nguyên nhân có thể do bệnh tự miễn.

Type 2: Người bị mắc tiểu đường type 2 thường do tụy sản xuất ít insulin hoặc tính mẫn cảm của insulin với tế bào giảm khiến tế bào không sử dụng được insulin để chuyển hóa đường. Trước đây, bệnh thường xuất hiện ở người trung niên nhưng nay đã bị trẻ hóa do đô thị hóa, thay đổi về lối sống, ít vận động, ăn uống ít cân đối, thừa cân béo phì. 80% người bị đái tháo đường type 2 do thừa cân, béo phì.

Dù bị tiểu đường type 1 hay type 2 thì điều trị phải dùng insulin hoặc thuốc để kéo đường huyết xuống và giảm biến chứng tiểu đường bằng cách điều hòa chuyển hóa chất béo, điều hòa huyết áp…

Ngăn ngừa tiểu đường

Bệnh tiểu đường type 1 có thể do nhiều yếu tố nguy cơ: di truyền, bệnh tuyến tụy, bệnh toàn thân… làm tổn thương tế bào beta nên không có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.

Đối với bệnh tiểu đường type 2 - hiện không có biện pháp ngăn ngừa tiểu đường đặc hiệu nhưng do tiểu đường type 2 có thể do nhiều yếu tố nguy cơ nên về cơ bản ngăn chặn bằng cách:

- Ăn uống dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, tránh béo phì.

- Vận động cơ thể phù hợp với từng lứa tuổi, nghề nghiệp (bơi lội, chạy bộ, đạp xe đạp...)

* Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Hữu Toản trả lời câu hỏi bạn đọc:

---

* Trần Thị Thi Lê - letranmoon@gamil.com: Tôi năm nay 55 tuổi, đã uống thuốc điều trị tiểu đường theo đơn của bác sĩ 3 tháng nay. Tôi cũng ăn uống theo chế độ kiêng khem như bác sĩ yêu cầu. Hiện tại, tôi muốn đổi sang điều trị bằng thuốc nam để tiết kiệm hơn. Như vậy có được không? Bác sĩ có thể tư vấn cho tôi xem nên điều trị bằng thuốc tây hay thuốc nam thì tốt hơn?

Trả lời: đái tháo đường là một bệnh mạn tính, bắt buộc phải dùng thuốc kéo dài. Vấn đề là bạn thật sự bị đái tháo đường hay không? Nếu đã được xác định, cần dùng thuốc như bác sĩ chuyên khoa nội tiết - đái tháo đường chỉ định. Không nên dùng thuốc nam hay những thực phẩm chức năng để thay thế thuốc. Những thứ đó chỉ mang ý nghĩa hỗ trợ.

---

* Trần Văn Đăng - tranvandang295@gmail.com: Tôi 49 tuổi. Tôi đo đường huyết lúc đói là 116. Bác sĩ cho tôi hỏi như vậy tôi có bị tiểu đường không?

Trả lời: Đường huyết lúc đói nếu lớn hơn hoặc bằng 126 mg/dL, người bệnh được chẩn đoán đái tháo đường. Tuy nhiên, nên làm thêm nghiệm pháp tăng đường huyết và HbA1c.

Mức 116mg/dL của bạn phản ánh bạn bị rối loạn đường huyết khi đói, hoặc rối loạn dung nạp Glucose hoặc tiền đái tháo đường.

---

* Ngô Thi Thao - thithao1985@yahoo.com: Tôi muốn hỏi ăn uống đồ ngọt nhiều có phải bị bị bệnh tiểu đường không? Con tôi 7 tuổi rất thích uống nước có đường nhiều như trà xanh, trà bí đao, các loại nước ngọt... Tôi cũng muốn cháu hạn chế uống nhưng phải có những thứ nước này con tôi mới chịu ăn. Cháu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường không bác sĩ? Xin chương trình tư vấn giúp!

Trả lời: Thích và ăn, uống nhiều đồ ngọt dễ gây thừa cân, béo phì, mà 80% người béo phì bị đái tháo đường type 2. 

---

* Hồng Hạnh - hanhbinhdinh@yahoo.com: Tôi năm nay 58 tuổi. Thỉnh thoảng tôi thấy gan bàn chân mình nóng ran như xát ớt. Tôi hay thèm ăn dù không đói bụng. Xin cho hỏi đó có phải là hiện tượng của bệnh đái tháo đường không? Nếu phải, tôi có thể khám bệnh tiểu đường ở đâu?

Trả lời: Tuổi cao, thèm ăn nhiều... có thể kiểm tra tại các khoa nội tiết - đái tháo đường các bệnh viện hoặc phòng khám. Phòng khám đa khoa An Khang của Vinamilk là địa chỉ đáng tin cậy của bệnh nhân đái tháo đường, vì chúng tôi có đầy đủ thiết bị và đội ngũ chuyên gia nhiều chuyên khoa có thể giúp chẩn đoán sớm, theo dõi, xử lý toàn diện bằng thuốc, dinh dưỡng, tập luyện,…

---

* Phương Thảo - hoacomay15@yahoo.com: Tôi bị bệnh đái tháo đường 4 năm. Trong ăn uống tôi cũng cố gắng kiêng khem. Nhưng tôi muốn hỏi là trong việc uống sữa, tôi có thể uống sữa đậu nành thay cho sữa bột nguyên kem được không? Xin cảm ơn.

Trả lời: Sữa đậu nành KHÔNG ĐƯỜNG rất tốt, không nên uống sữa bột nguyên kem mà chỉ nên uống sữa dành cho người đái tháo đường - Diecerna của Vinamilk hay sữa không béo, không đường.

Vì ngoài tác dụng điều hòa đường huyết, những sữa được phép dùng như nói trên còn điều hòa mỡ máu, tránh những biến chứng khác của đái tháo đường như xơ vữa động mạch, cao huyết áp, tổn thương mạch máu nhỏ ở thận, ở tim…

---

* Thanh Tâm - tamnguyenlt@hcm.com.vn: Tôi bị bệnh tiểu đường 6 năm nay. Tôi cũng hiện đang uống thuốc bác sĩ kê toa. Tôi muốn hỏi thêm là tôi nghe nói uống nước khổ qua hàng ngày cũng giúp giảm đường huyết. Điều này có đúng không thưa bác sĩ? Bản thân tôi uống thì thấy ngủ ngon giấc hơn trước. Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Khổ qua và một số thực phẩm khác có thể hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế thuốc nếu bạn thật sự bị đái tháo đường.

---

* Thùy Dương - nguyenduong91@gmail.com: Em tôi năm nay 15 tuổi và bị bệnh tiểu đường. Xin hỏi bác sĩ có thuốc nào giúp hạ đường huyết không tăng lên nữa không? Tôi nghe nói nước gạo lứt rang giúp hạ nhanh đường huyết, liệu em tôi có thể dùng được không? Cảm ơn bác sĩ!

Trả lời: Thuốc làm hạ đường huyết có nhiều loại, nhưng nếu đái tháo đường type 1 hay type 2 cách dùng có khác nhau.

Thuốc gồm Insulin tiêm chích (có loại tác dụng nhanh, bán chậm, chậm hoặc kết hợp); Thuốc viên uống (có nhóm thuốc kích thích tụy tạng tăng sản xuất insulin, Thuốc tăng tính mẫn cảm của Insulin, Thuốc giảm hấp thu chất bột đường từ ruột, Thuốc ức chế enzyme DPP IV hay những thuốc kết hợp Metformin với những thuốc khác…).

Để dùng thuốc đúng, tránh tai biến… bệnh nhân cần tới khám tại các cơ sở chuyên khoa nội tiết - Đái tháo đường để được khám, tư vấn và điều trị toàn diện. 

---

* Hương Lan - hahuong….@gmail.com: Tôi bị bệnh tiểu đường 3 năm nay. Lúc đầu có dùng thuốc, 8 tháng gần đây tôi đã ngưng uống, đi kiểm tra đường máu bình thường. Xin bác sĩ cho biết như vậy bệnh tiểu đường của tôi đã hết hẳn chưa? Tôi có phải tiếp tục ăn uống kiêng khem hay uống thuốc nữa không? 

Trả lời: Không rõ bạn bị đái tháo đường type 2 hay tiền đái tháo đường (còn gọi rối loạn đường huyết lúc đói hoặc dung nạp Glucose), thuốc dùng là gì và thử đường huyết mấy lần, có thử HbA1c không?

Bạn nên kiểm tra đường huyết lúc đói, hoặc làm nghiệm pháp tăng đường huyết và thử HbA1c. Nếu mọi chỉ số bình thường, bạn vẫn nên ăn chế độ ăn đầy đủ và cân đối, luyện tập thể lực đều đặn, đúng cách để phòng tránh bệnh tật.

---

* Ngọc Mai - mait…@gmail.com: Xin cho hỏi người bị bệnh tiểu đường mỗi ngày nên uống lượng sữa bao nhiêu thì đủ? Tôi nghe nói uống sữa không đúng cách dù là sữa dành riêng cho người tiểu đường cũng có thể làm cho bệnh nặng thêm. Nhờ bác sĩ chương trình tư vấn cho tôi uống sữa đúng cách là như thế nào?

Trả lời: Uống sữa đúng cách với người đái tháo đường là uống sữa dành riêng cho người đái tháo đường (ví dụ sữa Diecerna của Vinamilk), với ý nghĩa bổ sung cho một chế độ ăn đầy đủ, cân đối về năng lượng và các chất dinh dưỡng). Cũng có thể uống sữa không béo, không đường hay sữa chua không béo, mỗi ngày 3 khẩu phần (3 serving): 1 ly sữa+1-2 hũ sữa chua.

---

* Nam Hải - hait…@yahoo.com.vn: Bố tôi năm nay 62 tuổi. Bố tôi vừa phát hiện bị bệnh tiểu đường cách đây vài tháng. Bố tôi phải ăn uống kiêng khem để không tăng chỉ số đường huyết thêm. Nhưng như vậy tôi lo sẽ không đảm bảo sức khỏe. Tôi muốn mua thêm sữa bổ sung dinh dưỡng cho bố nhưng không biết nên chọn sản phẩm nào là phù hợp nhất?

Trả lời: Bạn có thể dùng sữa dành cho người đái tháo đường của Vinamilk với tên gọi Diecerna. Mỗi ngày dùng 1-3 ly sữa (6 muỗng gạt sữa+200ml nước sôi để ấm, ta có một ly 237ml, với năng lượng mỗi ly chừng 220 Kcal).

Sản phẩm này giúp ổn định đường huyết với loại đường Panatino, có chỉ số đường huyết thấp (27,6). Sữa có bổ sung các acid béo một và nhiều nối đôi (MUFA và PUFA) hỗ trợ cho tim - mạch, có L- Carnitine để hỗ trợ chuyển hóa chất béo thành năng lượng .Có Insulin và Oligofructose hỗ trợ cho hệ thống tiêu hóa và các Vitamin A, B, C, E, các vi khoáng kẽm, Selen ,làm tăng miễn dịch, giảm mệt mỏi.

---

* Nguyễn Thị Tâm - tamnguyen…@yahoo.com: Tôi năm nay 30 tuổi. Tôi đang có thai được 3 tháng và bị tiểu đường tuýp 2 từ trước khi mang thai. Tôi không bị nghén và thèm ăn rất nhiều thứ. Nhưng xin hỏi bác sĩ tôi cần phải ăn uống như thế nào để bệnh không nặng thêm và không ảnh hưởng đến em bé. Xin cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Bạn đã bị đái tháo đường 3 năm nay và đang mang thai. Để bệnh không nặng thêm, không có các biến chứng và không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, cần ăn đầy đủ vầ cân đối về năng lượng và các chất dinh dưỡng.

Cụ thể: Năng lượng 25-30 Kcal cho mỗi kg cân cơ thể, chất đạm 15-20%; chất béo 20-30%; chất bột đường 50-65%; chất xơ 20-30g, muối dưới 6g mỗi ngày nếu huyết áp cao hay suy thận.

Nên chia thành nhiều bữa (4-6 bữa) và cho những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp (bằng hoặc dưới 55)  như các loại bánh mì không độn phụ gia, gạo và các chế phẩm như mì chủ, bún, tấm; sữa không béo, sữa chua hay phô mai không bơ, tất cả các loại cá.

---

* Minh Sang - xuansang…@yahoo.com: Người bị bệnh tiểu đường cần kiêng ăn những sản phẩm nào? Sữa dành cho người tiểu đường có được coi là sản phẩm thay thế bữa ăn chính cho người bị tiểu đường được không?

Trả lời: Người tiểu đường cần tránh những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (lớn hơn hay bằng 70) như các loại đường ngọt; Mạch nha, mật ong, nước mía, chối, bánh quy ngọt; các loài bánh, chế phẩm có đường ngọt; các loại trái cây ngọt sấy khô, trái ngâm đường; Các đồ uống có cồn.

Sữa dành cho người đái tháo đường có thể, nhưng không nên thay thế bữa ăn chính của người bị đái tháo đường, mà phải coi là sản phẩm bổ sung và dùng khi các bữa ăn chính không cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng, khi mệt mỏi, ăn không ngon miệng, quá bận rộn hoặc đi xa, không thể chuẩn bị bữa ăn như bình thường, hoặc dùng sữa như những bữa phụ trước hay sau khi tập luyện.

Nên dùng sữa dành cho người đái tháo đường mỗi ngày từ 1-3 lần, mỗi lần một ly, pha 6 muỗng gạt sữa với 200ml nước đun sôi để ấm. Như vậy mỗi ly cung cấp cho ta chừng 220Kcal.

---

* Ngọc Duyên - thithao@yahoo.com: Mẹ tôi năm nay 56 tuổi. Bác sĩ chẩn đoán mẹ tôi bị bệnh tiểu đường nhưng mức đường huyết chỉ khoảng 8mmol/l. Cho tôi hỏi ở mức đó, mẹ tôi có thể không uống thuốc tây điều trị mà tuân thủ chế độ dinh dưỡng khoa học nghiêm ngặt cộng với tập thể dục thể thao thì có thể chữa khỏi bệnh không? Cảm ơn bác sĩ.

Trả lời: Với mức đường huyết lúc đói là 8mmol/l, có thể ăn uống đầy đủ, cân đối và tập luyện thường xuyên đúng cách, có thể điều chỉnh đường huyết về mức ổn định được.

---

* Hương Xuân - xuanxuangv@gmail.com: Chào bác sĩ, mẹ tôi năm nay 58 tuổi, bà bị bệnh tiểu đường khoảng 10 năm nay. Hiện nay, mẹ tôi vẫn đang dùng thuốc mỗi ngày. Tuy nhiên, gần đây, bà thường tham bị nhức khớp các ngón tay. Bác sĩ cho tôi hỏi: liệu việc bị nhức khớp tay có liên quan gì đến bệnh tiểu đường của của bà không? Bà có thể uống thuốc trị nhức khớp với thuốc tiểu đường hiện tại không? Bệnh tiểu đường có cách nào trị dứt không, thưa bác sĩ? Trong sinh hoạt, tôi thấy bà kiêng khem rất nhiều, như vậy có tốt cho sức khỏe không? BS có thể hướng dẫn thêm về cách ăn uống bổ sung để mẹ tôi được khỏe. Cảm ơn BS.

Trả lời: Nhức khớp ngón tay hay cổ tay? Có thể bệnh nhân bị viêm đa khớp dạng thấp hoặc viêm khớp mạn tính tiến triển hoặc thoái khớp. Người cao tuổi có thể bị nhiều bệnh mạn tính đồng thời với bệnh đái tháo đường. Trước hết phải định bệnh rồi mới dùng thuốc, vì thuốc trị đau khớp có thể có những loại có thể làm rối loạn đường huyết, hoặc người Đái tháo đường có thể cao huyết áp, thuốc kháng viêm, giảm đau có thể ảnh hưởng tới huyết áp… Tốt nhất,người bệnh cần tới gặp thầy thuốc để xác định bệnh và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Đái tháo đường đã 10 năm nay, việc điều trị chỉ có thể làm ổn định được lượng đường huyết, phòng, chữa các biến chứng, chứ không thể chữa dứt được hoàn toàn. Ăn uống kiêng khem cũng theo chỉ dẫn của chuyên gia dinh dưỡng, không thể tùy tiện... Nguyên tắc ăn uống là chế độ ăn phải đầy đủ và cân đối. Đầy đủ về năng lượng, về chất dinh dưỡng, cân đối giữa các thành phần dinh dưỡng đó. Nghĩa là: Nếu không phải giảm cân nặng do béo phì hoặc không phải tăng cân vì quá suy kiệt, có thể dùng: 150g gạo mỗi ngày; 300g rau cải, bầu bí; 100g đậu trái; 200g trái cây; 100g thịt nạc+200g cá; Dầu ăn 15g, mỡ 10g; đường không quá 10g, muối không quá 6g mỗi ngày.

Ngoài ra có thể bổ xung thêm 3 ly sữa Diecerna (Sữa dành cho người bị đái tháo đường của Vinamilk, mỗi ly pha như sau: 6 muỗng gạt sữa+200ml nước đun sôi để ấm.

---

* Phan Anh Hoàng- hoanganh120490@gmail.com: Hiện tại người thân bị bệnh tiểu đường tuýp 2, cộng thêm một số bệnh nữa (thoái hóa cột sống, viêm đường tiết niệu, huyết áp cao, mất ngủ kéo dài..), thể trạng yếu vì dùng thuốc tây hơi nhiều. Nhờ chương trình tư vấn cho em về chế độ ăn uống và tập luyện để cải thiện sức khỏe?

Trả lời: Người bệnh Đái tháo đường type 2, kèm theo thoái hóa cột sống, viêm đường tiết niệu, huyết áp cao, mất ngủ kéo dài, thể trạng yếu (Không rõ bao nhiêu tuổi, cân nặng, chiều cao bao nhiêu để xem “yếu” tới mức nào?). Tuy nhiên có thể dự báo chừng 50 Kg cân nặng, xin gợi ý cho việc ăn uống và tập luyện như sau:

- Ăn uống: Năng lượng: 25-30 Kcal cho mỗi Kg cân nặng; Chất đạm 15-20% tổng số năng lượng; Chất béo 20-30% tổng số năng lượng; Chất bột đường 50-60% tổng số năng lượng.

Sáng (6 - 7 giờ): Một ly sữa Diecerna (Sữa dành cho người bệnh tiểu đường của Vinamilk), 237ml – Pha sữa như sau: 6 muỗng gạt sữa, pha với 200ml nước đun sôi để ấm.

11 - 12 giờ trưa: Một chén gạt cơm, Sườn ram (105g kể cả xương) Khổ qua xào (150g), Soup khoai tây, cà rốt (khoai tây 30g, ca rốt 50g), Tráng miệng với 100g bưởi.

16 - 17 giờ chiều: Một lưng chén cơm, Cá đối kho hành lá (Cá 100g), Đậu rồng xào (150g), Canh cà chua, cải bắp (40g cà chua;60g cải bắp), Tráng miệng với 100g Thanh long.

20 - 21giờ: Một ly sữa đậu nành không đường. (Nêm thức ăn Dầu ăn không quá 20-25g, đường trắng không quá 10g).

*Vận động với người bệnh đái tháo đường kèm theo cao huyết áp, thoái hóa cột sống: Thời gian vận động nên kéo dài 30 phút bằng đạp xe đạp hoặc bơi lội. Không nên đi bộ, chạy bộ vì cột sống, khớp đã thoái hóa.

---

* Ngọc Thạch - ngocthachbc@info.com.vn: Mẹ tôi bị bệnh tiểu đường. Tôi muốn mua sữa dành riêng cho người tiểu đường cho mẹ. Xin cho hỏi sữa dành cho người tiểu đường của Vinamilk có tác dụng gì với người mắc bệnh tiểu đường? Sữa có tác dụng phụ gì không và liều lượng sử dụng mỗi ngày như thế nào? Cảm ơn chương trình và bác sĩ.

Trả lời: Vinamilk Diecerna – dành riêng cho người tiểu đường vì làm ổn định đường huyết, làm giảm huyết sắc tố HbA1c. Trong thành phần có đường chỉ số đường huyết thấp (glucose ở khoảng 30). Có nhiều thành phần tốt cho tim mạch: acid béo không no 1 nối đôi, nhiều nối đôi pufa – phòng biến chứng tiểu đường. Trong thành phần còn có prebiotic – nguyên liệu nuôi dưỡng vi khuẩn đường tiêu hóa, tăng khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng đối với người bệnh tiểu đường. Đây là thức ăn bổ sung nên mỗi ngày có thể sử dụng 1-3 ly, mỗi ly pha 6 muỗng gạt + 200 ml nước ấm = tương ứng 220 kcal. Mỗi ngày uống 3 ly, tương ứng 660 kcal.

---

* Kim Hoa - hoasacmau122@yahoo.com.vn: Chào bác sĩ. Hiện tôi đang mang thai 31 tuần và lên cân bình thường. Tuy nhiên, lần đi khám cách đây hai ngày, em bé chỉ cân nặng 1,7kg và nước tiểu có đường. Bác sĩ có dặn tôi ăn kiêng nhưng tôi cảm thấy rất lo lắng. Nếu tôi kiêng khem quá thì bé không tăng cân được. Còn nếu ăn và uống sữa nhiều thì tôi lại sợ lượng đường tăng. Bác sĩ tư vấn giúp tôi chế độ ăn phù hợp. Nếu tôi uống 1 ngày 3 ly sữa dành cho mẹ bầu thì có nhiều quá không?

Trả lời: Trước hết chị nên thử lại nước tiểu và thử đường trong máu để xác định lại xem có bị tiểu đường hay không. Nếu bị tiểu đường thì thì thai nhi thường lớn hơn bình thường, hoặc có thể bị sảy thai. Nếu không bị tiểu đường thì chế độ ăn đầy đủ và cân đối là rất cần thiết cho người mẹ mạng thai. Năng lượng đảm bảo từ 2.000-2.500 kcal/ngày, tỷ lệ đạm chừng 15%, béo 25%, bột đường 55-65%/tổng số kcal trong ngày. Chị cần ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung sắt tránh thiếu máu, acid folic để tránh dị tật thai nhi… Nếu không bị đái tháo đường thì có thể uống 3 ly sữa bổ sung ngoài chế độ ăn. Nếu bị đái tháo đường, chị có thể bổ sung thêm sữa Vinamilk Diecerna dành cho người tiểu đường.

---

* Kim Oanh - oanhvang79@gmail.com: Chồng tôi mắc bệnh tiểu đường. Chồng tôi thích ăn sữa chua. Xin cho hỏi chồng tôi có ăn sữa chua được không? Nếu được thì ăn như thế nào là phù hợp với tình trạng sức khỏe chồng tôi?

Trả lời: Sữa chua rất tốt do nhà sản xuất dùng những vi khuẩn có lợi để lên men, làm cho vi khuẩn đường ruột cân đối, tạo điều kiện hấp thu tốt các chất dinh dưỡng. Khi đường tiêu hóa được bảo đảm thì chị nên nhớ 75% miễn dịch của cơ thể do đường tiêu hóa sinh ra. Tuy nhiên, những người tiểu đường nên ăn sữa chua không đường. Sữa chua chỉ nên ăn trong bữa phụ và ăn 1-2 hũ/ngày là phù hợp.

---

* Hồng Thắm - chuotmickey@yahoo.com: Em bị tiểu đường trong khi mang thai tuần thứ 14. Em không phải uống thuốc tây nhưng phải theo chế độ ăn uống giảm đường, tinh bột. Nhưng em ăn kiêng quá thì sợ em bé bị suy dinh dưỡng. Xin nhờ bác sĩ tư vấn giúp em? Em có nên bổ sung thực phẩm hay thuốc nào khác không để em bé phát triển tốt? Em xin cảm ơn!

Trả lời: Chị không nói rõ chỉ số đường huyết là bao nhiêu nên chúng tôi không rõ tình trạng hiện nay của chị. Tuy nhiên, đái tháo đường thai kỳ thường không cần dùng thuốc, chỉ cần chế độ ăn đầy đủ và cân đối. Năng lượng đảm bảo từ 2.000 - 2.500 kcal/ngày, tỷ lệ đạm chừng 15%, béo 25%, bột đường 55-65%/tổng số kcal trong ngày. Chị cần ăn thêm nhiều rau xanh, trái cây để bổ sung sắt tránh thiếu máu, acid folic để tránh dị tật thai nhi… Nếu không bị đái tháo đường thì có thể uống 3 ly sữa bổ sung ngoài chế độ ăn. Nếu bị đái tháo đường, chị có thể bổ sung thêm sữa Vinamilk Diecerna dành cho người tiểu đường.

---

* Phạm Thị Hoàn - hoanpt@yahoo.com.vn: Tôi năm nay 65 tuổi, nặng 59 kg. Hiện tôi đang bị bệnh huyết áp cao. Mặc dù tôi có hạn chế ăn thịt, trứng... nhưng tôi vẫn khá béo. Xin cho hỏi, việc tôi bị béo phì có nguy cơ bị tiểu đường hay không? Để phát hiện tiểu đường, tôi chỉ làm xét nghiệm máu bình thường hay một xét nghiệm chuyên về tiểu đường?

Trả lời: Khá béo và huyết áp cao là hai yếu tố nguy cơ tiểu đường nên bà cần tầm soát nguy cơ tiểu đường. Tầm soát bằng cách xét nghiệm máu khi đói hoặc cho uống 75gr đường glucose, sau đó xét nghiệm đo lại đường huyết để xác định hoặc có thể đo huyết sắc tố HbA1c để xác định có bị đái tháo đường hay không.

---

* Vũ Thanh Sơn - sonhot@gmail.com: Tôi hiện 38 tuổi, xin bác sĩ cho biết ở độ tuổi này tôi đã cần khám tiểu đường hay chưa? Xin cho hỏi tiểu đường type 1 và tiểu đường type 2 khác nhau như thế nào? Xin cho biết, triệu chứng của từng loại tiểu đường. Tôi ít khi uống rươu bia, tuy nhiên trong bữa ăn tôi thường ăn nhiều thịt, như vậy có nguy cơ tiểu đường hay không?

Trả lời: Gần như chúng ta không xác định tuổi nào hay mắc bệnh bởi tuổi tác chỉ là một trong những yếu tố nhỏ. Trước đây, ngoài 45 tuổi, người bệnh thường bị tiểu đường type 2, còn tiểu đường type 1 trường xảy ra với người dưới 20 tuổi. Người ta bị tiểu đường type 1 do tuyến tụy không sản xuất ra được insulin vì lí do nào đó (có thể do bệnh tự miễn, insulin không tham gia vào điều hòa đường trong máu...). Thông thường khó phát hiện bệnh cho tới khi xuất hiện triệu chứng: uống nước nhiều, tiểu nhiều, nhìn mờ, mệt mỏi… Đây là triệu chứng bùng phát tiểu đường type 1.

Đối với tiểu đường type 2: yếu tố nguy cơ thường do thừa cân, béo phì. Nếu đo chỉ khối cơ thể (BMI) lớn hơn 24 thì thừa cân, lớn hơn 29 thì béo phì; những người rối loạn mỡ trong máu; cholesteron xấu tăng; những người huyết áp cao,  người cao tuổi, người ít vận động hoặc dinh dưỡng không cân đối: ăn nhiều tinh bột, mỡ… dẫn đến thừa năng lượng thường có nhiều nguy cơ tiểu đường hơn. Triệu chứng tiểu đường type 2 đến muộn: người bệnh không cảm thấy sự thay đổi và bệnh âm ỉ trong 5-7 năm, chỉ bộc phát thông qua triệu chứng: sút cân, uống nhiều, đường huyết tăng.

Người tiền tiểu đường là người có đường huyết cao nhưng chưa vượt mức chẩn đoán tiểu đường. Có thể biểu hiện ở người mang thai, thừa cân béo phì. Bằng cách tầm soát đường huyết mới phát hiện tiền tiểu đường.

Nói chung, chế độ ăn không cân đối (chỉ ăn thịt) là không nên. Anh nên ăn uống lành mạnh: thịt chỉ chiếm 12-15% năng lượng mỗi ngày. Ăn đạm nhiều, thận phải làm việc nhiều – chế độ không cân đối có thể mập, béo phì dẫn đến nguy cơ tiểu đường.

---

* Thúy Phượng - phuongmai123@yahoo.com: Ba tôi 65 tuổi, ông bị tiểu đường nhiều năm nay. Cách đây 2 năm, ông bị đột quỵ bị liệt nửa người. Cho tôi hỏi: tình trạng của ba tôi như vậy thì ông cần được điều trị ra sao, vì hiện tại ông vẫn dùng thuốc và tập vật lý trị liệu nhưng thấy tình trạng của ông vẫn không được khả quan? Mong Bác sĩ tư vấn cách điều trị cũng như chăm sóc cho ông được tốt hơn. Liệu bệnh tiểu đường có nguy hiểm hơn sau khi ông bị tai biến không thưa bác sĩ. Cảm ơn Bác sĩ.

Trả lời: Tai biến gây liệt nửa người là biến chứng thường gặp ở người bệnh tiểu đường. Vì bệnh này gây ra tổn thương ở các mạch máu nhỏ: mạch não, tim, thận… Tiểu đường đi đối với mỡ trong máu cao, gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Lòng mạch bị tráng lớp mỡ ngày càng dày, làm thành mạch cứng và hẹp, dễ vỡ. Dòng máu chảy không nhanh gây đột quỵ… (tắc mạch máu não, vỡ mạch máu não). Tôi chưa rõ, trường hợp ông đây là chảy máu não hay tắc mạch máu não… nhưng khi bị liệt nửa người thì một phần não đã bị tổn thương. Cần điều trị bằng vật lý trị liệu để cơ khỏi bị teo, kích thích dây thần kinh hoạt động trở lại để nuôi các cơ. Điều trị cần thời gian và kiên trì, kết hợp duy trì đường huyết, huyết áp, mỡ máu ở mức bình thường. Điều trị huyết áp cao cần có thuốc điều trị liên tục. Để hỗ trợ tốt hơn thì người bệnh không nên ăn mặn (không quá 6 gram muối/ngày). Đường huyết duy trì bằng chế độ ăn cân đối thành phần, đầy đủ năng lượng, chất dinh dưỡng. Với người 65 tuổi nên duy trì 20-25 kcal/kg cân nặng tương đương 1.500 – 1.600 kcal/ngày. Trong đó, chất bột đường gạo, ngũ cốc tỷ lệ 45-60% tổng số năng lượng. Chất béo không quá 30% tổng số năng lượng. Chất đạm không quá 15-20% (nếu suy thận thì giảm bớt lượng đạm). Đường không quá 10 gram mỗi ngày. Dầu ăn không quá 15 gram, mỡ không quá 10 gram/ngày, kèm theo rau xanh và trái cây. Chế độ này sẽ giúp điều chỉnh đường huyết, huyết áp và người bệnh không bị teo cơ, loét. Có thể sử dụng thêm sữa dành riêng cho người tiểu đường của Vinamilk. Đường trong sữa này có chỉ số đường huyết thấp, phù hợp với chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường. Nếu không kết hợp điều trị nhiều mặt, tiểu đường sẽ nặng hơn và tai biến sẽ trở lại.

Bình luận