Tiêu điểm: Nhân Humanity
Chờ...

Phạm vi hành lang an toàn đường bộ là bao nhiêu?

(VOH) – Hiểu rõ về chiều dài của hành lang an toàn đường bộ trong quá trình tách thửa đất, xây dựng nhà ở để tránh những trường hợp lấn chiếm trái quy định.

1. Hành lang an toàn đường bộ là gì?

Hành lang an toàn đường bộ là dải đất dọc hai bên đất của đường bộ, tính từ mép ngoài đất của đường bộ ra hai bên để bảo đảm an toàn giao thông đường bộ và bảo vệ công trình đường bộ. 

Trong đó: “Đất của đường bộ là phần đất trên đó công trình đường bộ được xây dựng và phần đất dọc hai bên đường bộ để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ”

Giới hạn hành lang an toàn đường bộ xác định theo quy hoạch đường bộ được cấp có thẩm quyền phê duyệt và được quy định cụ thể theo từng khu vực. 

Xem thêm: Thủ tục đổi bằng lái xe ô tô theo mẫu mới nhất

Phạm vi hành lang an toàn đường bộ là bao nhiêu? 

2. Độ dài hành lang an toàn đường bộ

Phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên. 

Nghị định 100/2013/NĐ-CP có quy định cụ thể chiều rộng hành lang an toàn đường bộ như sau:

2.1 Đối với đường ngoài đô thị

Căn cứ cấp kỹ thuật của đường theo quy hoạch, phạm vi hành lang an toàn đường bộ có bề rộng tính từ đất của đường bộ trở ra mỗi bên là:

  • 17 mét đối với đường cấp I, cấp II.
  • 13 mét đối với đường cấp III.
  • 09 mét đối với đường cấp IV, cấp V.
  • 04 mét đối với đường có cấp thấp hơn cấp V.

2.2 Đối với đường đô thị

Giới hạn hành lang an toàn đường bộ là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2.3 Đối với đường cao tốc ngoài đô thị

  • 17 mét, tính từ đất của đường bộ ra mỗi bên.
  • 20 mét, tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với cầu cạn và hầm. 
  • Trường hợp đường cao tốc có đường bên, căn cứ vào cấp kỹ thuật của đường bên để xác định hành lang an toàn nhưng không được nhỏ hơn giới hạn hành lang an toàn được quy định. 

2.4 Đối với đường cao tốc trong đô thị

Là chỉ giới đường đỏ theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hầm và cầu cạn có đường bên và đường cao tốc có đường bên.

Không nhỏ hơn 10 mét tính từ mép ngoài của kết cấu ngoài cùng ra mỗi bên đối với hầm và cầu cạn. 

Từ mép ngoài của mặt đường đến chỉ giới đường đỏ, nhưng không nhỏ hơn 10 mét đối với đường cao tốc không có đường bên.

2.5 Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang an toàn đường sắt 

Trường hợp này việc phân định ranh giới quản lý theo nguyên tắc ưu tiên bố trí hành lang an toàn cho đường sắt, nhưng ranh giới hành lang an toàn dành cho đường sắt không được chồng lên công trình đường bộ.

Trường hợp đường bộ, đường sắt liền kề và chung nhau rãnh dọc thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía nền đường cao hơn, nếu cao độ bằng nhau thì ranh giới hành lang an toàn là mép đáy rãnh phía đường sắt.

2.6 Đối với đường bộ có hành lang an toàn chồng lấn với hành lang bảo vệ đường thủy nội địa 

Lúc này việc xác định độ dài hàng lang an toàn đường bộ, ranh giới hành lang an toàn là mép bờ tự nhiên.

Bình luận