Xe ôtô điện 4 bánh là loại phương tiện giao thông chạy bằng năng lượng điện, sạch, tiết kiệm nhiên liệu, thân thiện với môi trường.
Loại hình này đã đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch, thay thế phương tiện xe ngựa, xe ôm, xe đạp lôi, xe xích lô,…Xe ôtô điện 4 bánh thường chở khách tham quan trong nội bộ các khu du lịch, khu di tích, chùa chiền ở phạm vi cho phép (có hoặc không có sự tham gia của giao thông công cộng).
1. Phạm vi xe điện 4 bánh được phép hoạt động
Xe điện 4 bánh gắn động cơ để chở hành khách được phép hoạt động tại:
Xe điện hoạt động tại các bệnh viện
Xe điện trong bệnh viện hoạt động với mục đích đảm bảo tốt hơn cho công tác vận chuyển bệnh nhân, chở đồ, chở thuốc. Xe có thể chạy trong toàn bộ khuôn viên bệnh viện, sảnh bệnh viện, hành lang trong các tòa nhà nhằm chuyên chở những người bệnh nặng hoặc cần được cấp cứu khẩn cấp.
Xe điện hoạt động tại các khu du lịch, thắng cảnh
Tại các khu du lịch, thắng cảnh, xe điện sẽ được quy định về phạm vi hoạt động trên những tuyến đường cụ thể.
Xe điện hoạt động tại các khu công nghiệp, nhà máy
Tại các khu công nghiệp, nhà máy, xe điện có thể di chuyển từ xưởng sản xuất ra kho hàng và ngược lại để vận chuyển hàng hóa.
Xe điện hoạt động tại sân bay
Xe điện tại sân bay chủ yếu được sử dụng cho mục đích nội bộ. Có thể dùng xe điện chuyên chở người hay hàng hóa ra đường băng trong những trường hợp cần thiết.
Xe điện hoạt động tại các khu giải trí, nghỉ dưỡng, resort
Các khu nghỉ dưỡng, resort, xe điện được dùng để chở khách hàng khi có nhu cầu di chuyển trong khu vực nội bộ ở những vị trí xa nhau, hoặc đến sân golf hay những điểm tham quan.
Xem thêm: Tại sao phải xin giấy phép kinh doanh vận tải? Thủ tục thế nào?
2. Xe điện 4 bánh có được đăng kí bộ GTVT đăng kiểm không?
Theo Bộ Giao thông vận tải cho biết, xe điện 4 bánh chỉ được phép hoạt động khi xe đã được đăng ký, cấp biển số và đăng kiểm phương tiện theo quy định.
Ngoài ra, điều kiện để xe điện được tham gia giao thông phải đảm bảo những tiêu chuẩn sau đây:
- Đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô theo quy định của pháp luật.
- Có Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện.
- Phương tiện tham gia kinh doanh phải được kiểm định an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường, tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Có phương án kinh doanh, hành trình xe chạy, thời gian bảo dưỡng, sửa chữa duy trì tình trạng kỹ thuật của xe.
- Lái xe và nhân viên phục vụ trên xe
- Đơn vị phải đăng ký màu sơn, logo của đơn vị và niêm yết giá cước, số điện thoại của doanh nghiệp, hợp tác xã lên xe để hành khách được biết.
- Không sử dụng phụ tùng, linh kiện đã qua sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe.
- Các bộ phận của xe có kết cấu chắc chắn, lắp đặt đúng cách, đảm bảo về số lượng, áp suất, thông số kỹ thuật.
- Vận tốc tối đa cho phép là 30km/h, đạt giới hạn lượng khí thải cho phép…
3. Xử phạt xe điện tham gia giao thông đường bộ khi không có giấy phép đăng kiểm
Theo Nghị định 46 của Chính phủ quy định:
Đối với xe điện 4 bánh không có giấy phép hoạt động nếu tham gia giao thông thì bị: Phạt tiền từ 2 - 3 triệu đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng, tạm giữ phương tiện đến 7 ngày.
Đối với những xe điện 4 bánh không có giấy phép hoạt động nếu tự ý sản xuất lắp ráp trái quy định, không có chứng từ nguồn gốc (xe tự chế): Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng; tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng, tịch thu phương tiện.
Đối với xe điện 4 bánh không có giấy phép hoạt động nếu là xe nhập khẩu không có chứng từ nguồn gốc (xe nhập lậu): Nếu xe điện 4 bánh có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên thì xử lý theo tội buôn lậu.