Chờ...

Quản lý vận hành tuyến metro số 1 bằng công nghệ BIM

VOH - Tuyến metro số 1, Bến Thành - Suối Tiên sẽ được áp dụng công nghệ BIM vào quản lý, vận hành, theo một thỏa thuận vừa được ký kết chiều 5/7.

Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị số 1 (HURC1) và Công ty CP Tư vấn thiết kế cảng - kỹ thuật biển (Portcoast) vừa ký kết áp dụng công nghệ BIM (Building Information Modeling) - GIS nhằm số hoá toàn bộ tuyến metro số 1.

Đại diện hai đơn vị trao đổi biên bản ký kết
Đại diện hai đơn vị  HURC! và Portcoast trao đổi biên bản ký kết

Việc ứng dụng công nghệ BIM vào quản lý, vận hành đường sắt đô thị đang được các nước phát triển áp dụng mạnh mẽ. Với việc đưa ứng dụng này vào quản lý, tuyến metro số 1 sẽ sánh ngang công nghệ với thế giới.

Ông Phạm Anh Tuấn, Tổng giám đốc Công ty Portcoast cho biết, thời gian qua, hai đơn vị đã phối hợp khảo sát, dựng mô hình 3D cho 11 nhà ga của tuyến metro số 1.

Bước tiếp theo, sẽ nhanh chóng xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai, hoàn chỉnh và bổ sung ba ga ngầm, mô hình cầu cạn. Đồng thời, chuẩn bị thật tốt cho việc chi tiết hóa ứng dụng khi đưa vào vận hành chính thức.

Trên tuyến metro số 1, công ty Portcoast sẽ scan toàn bộ nhà ga ngầm dọc tuyến, xây dựng mô hình số bao gồm nhà ga, đường hầm, depot...

Mô hình số phải đảm bảo phản ánh đúng 1:1 công trình thực tế cả về kích thước, thông tin, vị trí, độ sâu.

Để đảm bảo độ chính xác, Portcoast gắn cảm biến để theo dõi cả chuyển vị, nhiệt độ, chất lượng không khí... tạo nên mô hình số cho phép quản lý kịp thời, điều chỉnh.

Ông Lê Minh Triết, Giám đốc HURC1 cho hay, hiện tuyến metro số 1 đang dần hoàn thiện và chuẩn bị vận hành thương mại vào cuối năm 2024.

Để phục vụ suốt quá trình quản lý, vận hành, bảo dưỡng... các đơn vị sẽ phối hợp tiến hành thu thập thông tin trên toàn tuyến metro số 1. Từ đó, xây dựng mô hình 3D có thông tin công trình (BIM) và tích hợp mô hình thông tin công trình vào hệ thống thông tin địa lý (GIS).

Mô hình thông tin xây dựng (BIM), hay mô hình thông tin công trình là một quy trình liên quan tới việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số (được gọi là mô hình thông tin kỹ thuật số) trong các khâu thiết kế, thi công và vận hành các công trình (công trình ở đây có thể là công trình xây dựng hay các sản phẩm công nghiệp). Về bản chất, có thể xem BIM là một hồ sơ thiết kế gồm những tập tin hay dữ kiệu kỹ thuật số, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng, vật liệu của từng cấu kiện, bộ phận trong công trình.

Những thông tin này được trao đổi và kết nối trực tuyến với nhau thông qua các phần mềm, để hỗ trợ cho việc quản lý và ra những quyết định liên quan tới công trình. Việc kết hợp các thông tin về các bộ phận trong công trình với các thông tin khác như định mức, đơn giá, tiến độ thi công... sẽ tạo nên một mô hình thực tại ảo của công trình, nhằm mục đích tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.

Mô hình thông tin xây dựng (BIM), hay mô hình thông tin công trình là một quy trình liên quan tới việc tạo lập và quản lý những đặc trưng kỹ thuật số (được gọi là mô hình thông tin kỹ thuật số) trong các khâu thiết kế, thi công và vận hành các công trình (công trình ở đây có thể là công trình xây dựng hay các sản phẩm công nghiệp). 
Về bản chất, có thể xem BIM là một hồ sơ thiết kế gồm những tập tin hay dữ kiệu kỹ thuật số, chứa các mối liên hệ logic về mặt không gian, kích thước, số lượng, vật liệu của từng cấu kiện, bộ phận trong công trình.
Những thông tin này được trao đổi và kết nối trực tuyến với nhau thông qua các phần mềm, để hỗ trợ cho việc quản lý và ra những quyết định liên quan tới công trình. Việc kết hợp các thông tin về các bộ phận trong công trình với các thông tin khác như định mức, đơn giá, tiến độ thi công... sẽ tạo nên một mô hình thực tại ảo của công trình, nhằm mục đích tối ưu hóa thiết kế, thi công, vận hành quản lý công trình.