Chờ...

Phố phường: Cảnh sát Cevil

(VOH) - Ba Thợ hồ “chất vấn” Hai Sàigòn: “Luật nào cho phép cảnh sát giao thông mặc thường phục được ra lệnh dừng xe kiểm tra hành chánh người điều khiển giao thông ?” Tư hưu trí tiếp lời Ba Thợ hồ: “Thì anh nói “toạt” móng heo ra vụ thiếu úy cảnh sát Trương Đình Hoàng ở đội CSGT Công an thành phố Thái Nguyên cùng một đồng đội mặc thường phục phát hiện anh Nguyễn Tuấn Hùng dùng xe gắn máy chở chị Hoàng Thị Trà là sinh viên đại học Thái Nguyên- ra lệnh dừng xe lại để kiểm tra vì cả hai không đội mũ bảo hiểm- Anh Hùng không rõ 2 người mặc thường phục là ai- lại là ban đêm nữa nên anh Hùng hoảng sợ chạy “xì khói” luôn.

Nội dung là như vậy- đúng thế không anh Ba Thợ Hồ- Ba Thợ hồ xác nhận- và tiếp tục truy Hai Sàigòn: Tui đặt trường hợp tui là người lái xe gắn máy tối hôm đó- việc đầu tiên là tui không biết 2 người mặc thường phục đó là ai ? Nên suy nghĩ của tui là gặp cướp rồi- Đã là gặp cướp thì phải nhanh chóng chạy thôi- Mà đã chạy còn bị rượt thì phải chạy “xì khói” để thoát thân- Chứ làm sao tui biết 2 ông mặc thường phục đó là công an “hóa trang”- Tui mà biết ổng là cảnh sát giao thông thì tui đâu dám chạyÔng thiếu úy Trương Đình Hoàng và đồng đội thấy vậy lấy xe gắn máy rượt theo và sau nhiều phát bắn chỉ thiên- có 1 phát bắn vào đùi chị Hoàng Thị Trà- phải đưa vào bệnh viện cấp cứu và phải mất 5 giờ phẫu thuật mới gắp được viên đạn ra khỏi người chị Trà.

- Tui thắc mắc nếu là CSGT hóa trang mặc đồ cevil- tức mặc thường phục có quyền chận xe kiểm tra và xử lý hay không ? Hai Sàigòn trả lời cho Ba Thợ hồ: Theo thông tư số 27/2009-TT-BCA của Bộ Công An thì lực lượng CSGT đường bộ được mặc thường phục  để tuần tra, kiểm soát phát hiện các hành vi vi phạm- Tuy nhiên những CSGT mặc thường phục không có thẩm quyền xử phạt mà chỉ làm nhiệm vụ phát hiện sau đó phối hợp với lực lượng tuần tra kiểm soát công khai- tức là mặc cảnh phục đường hoàng, để ra quyết định xử phạt- Hành vi ra lệnh dừng xe, dùng xe rượt đuổi và bắn gây thương tích cho cô Hoàng Thị Trà của 2 chiến sĩ CSGT công an TP Thái Nguyên là sai- 2 anh đã bị đình chỉ công tác chờ xử lý

- Tư hưu trí chận lời Hai Sàigòn: “Việc xử lý của công an là đương nhiên- Vì đã sai rành rành ra đó- Tui hỏi anh 2 điều- Thứ nhứt có cần thiết cho CSGT “hóa trang” đi “canh me” bắt các hành vi vi phạm luật lệ giao thông hay không ? Vấn đề là chúng ta muốn ngăn chận hành vi vi phạm luật lệ giao thông hay để hành vi ấy xẩy ra rồi mới phạt- Lâu nay ở nước mình CSGT thường núp núp ló ló ở chỗ khó thấy, để bất ngờ thổi phạt- Đây là việc làm nếu không nói là tiêu cực cũng là không tích cực- sắc phục CSGT thể hiện quyền lực của lực lượng nầy- Anh không phát huy được quyền lực nầy là anh dở- tự anh chối bỏ quyền lực đó để “hóa trang” “canh me” phạt người vi phạm là không chánh đáng không rõ ràng- Về mặt luật pháp: nếu cho CSGT mặc thường phục, người dân sợ đây là bọn xấu giả làm cảnh sát- họ không chấp hành- thậm chí sẽ chống cự thì có bị ghép tội chống người thi hành công vụ hay không ? Hoặc CSGT mặc thường phục bị hành hung, người dân không biết thì ai là người giúp đỡ CSGT- Điều thứ 2- Tui được biết CSGT được lệnh, nếu những người vi phạm luật lệ với những lỗi không gây ảnh hưởng lớn đến trật tự giao thông chung thì không nhất thiết phải dùng phương tiện truy đuổi- vì dễ gây ra tai nạn- việc không đội mũ bảo hiểm là sai, nhưng có cần thiết phải truy đuổi bắt giam giữ, nổ súng thị uy hay không ? vì tôi chắc chắn số lượng vi phạm lỗi nầy chỉ 1, 2% là tối đa- Nhưng thời gian qua rất nhiều vụ truy đuổi- bắt giữ người không đội mũ bảo hiểm- đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến chết người- thậm chí ảnh hưởng đến an ninh chính trị, gây tiếng xấu cho lực lượng công an nữa- Như vậy làm cách nào để người dân tự giác chấp hành luật lệ giao thông- mà CSGT không cần phải truy đuổi. Đó mới là mục đích cuối cùng của ngành công an.

Nghe Ba Thợ hồ và Tư hưu trí đặt vấn đề- Hai Sàigòn tui đành “bó tay.com”- Xin đạo đạt các thắc mắc của  3 công dân Ba Thợ hồ, Tư Hưu trí và cả Hai Sàigòn đến ngành công an nghiên cứu.