Tư hưu trí cho là ông Nguyễn Trí Tuệ, Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiển sát Nhân dân tối cao từng quyết định không kháng nghị vụ án của Hồ Duy Hải; Chủ tịch nước cũng quyết định không chấp nhận đơn xin ân giảm án tử hình của Hồ Duy Hải. Năm 2019, Viện trưởng Viện Kiển sát Nhân dân tối cao lại kháng nghị giám đốc thẩm, đề nghị hủy án sơ – phúc thẩm với Hồ Duy Hải. Hội đồng thẩm phán cho rằng kháng nghị này trái pháp luật vì quyết định không cho ân giảm của Chủ tịch nước vẫn có hiệu lực. Theo tui Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao mâu thuẩn khi cho là Viện Kiểm sát Nhân dân tố là vi phạm pháp luật khi kháng nghị vụ án. Tại sao như vậy? Vì nếu kháng nghị của Viện Kiểm sát tối cao là phạm luật mà Tòa án tối cao đưa vụ án ra xét xử Giám đốc thẫm cũng phạm luật luôn”
Bản án phúc thẩm tuyên tử hình Hồ Duy Hải đã có hiệu lực từ tháng 4/2009 - Ảnh: Tư liệu Tuổi Trẻ
Trong quán càng sôi nổi hơn thậm chí có người còn nói rất xót xa “2 ông đều tối cao hết, có nghĩa là cả 2 ông đều nắm luật pháp đầy bụng, vậy mà ông nầy nói ông kia vi phạm, ông kia nói không vi phạm. Người dân biết nghe ai, tin ai đây?”
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình làm chủ tọa phiên xử giám đốc thẩm - Ảnh: TTO
Thấy tình hình căng thẳng. Hai Sài Gòn vào cuộc liền. Trước khi nói đúng sai trong vụ án Hồ Duy Hải chúng ta cần thống nhất thế nầy: Vụ án đã qua xét xử sơ thẩm và phúc thẩm và cả 2 phiên tòa tuyên tử hình Hồ Duy Hải về tội giết người cướp của, Chủ tịch nước đã bác đơn xin miễn tội chết của Hồ Duy Hải. Nhưng trong quá trình xét xử cả cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa 2 cấp đều vi phạm nguyên tắc tố tụng và dư luận lên án để lọt người lọt tội, chính Chủ tịch nước cũng có văn bản đề nghị hoãn thi hành án với Hồ Duy Hải, nên mới có phiên Giám đốc thẩm nầy. Tui lưu ý các anh phiên giám đốc thẩm nầy không có nghĩa là minh oan cho Hồ Duy Hải mà vấn đề cần xem xét là những vi phạm từ điều tra xét xử 2 cấp vi phạm tố tụng ảnh hưởng đến vụ án thế nào? Thứ 2 nguyên tắc điều tra án bao giờ cũng thực hiện phương châm “Trọng cứ-tức là chứng cứ- hơn trọng cung- tức lời khai.”
Tư hưu trí lại “dí” Hai Sài Gòn anh nói “trọng cứ trong quá trình điều tra có sai sót là như thế nào?” Hai Sài Gòn dẫn chứng “chuyện nầy xảy ra hơn 12 năm nay rất nhiều người dân bức xúc chuyện nầy tức là những vật chứng như dấu vân tay, dấu máu của Hồ Duy Hải không tìm thấy ở hiện trường, vật chứng cho là gây nên cái chết của 2 nạn nhân là dao và tấm thới dùng đâm, cắt cổ và đập đầu nạn nhân cơ quan điều tra không giữ để thất lạt nên phải ra chợ mua con dao và tấm thớt để kèm theo trình tòa án và còn nhiều sai sót khác trong quá trình điều tra. Theo tui nhận định thì Viện Kiểm sát tối cao kháng nghị là có cơ sở”
Anh em có mặt trong quán lại rộ bàn tán “trọng cứ mà diếm cứ chắc lấy cung bù đắp quá”, “y vậy” tại sao những điều sơ đẳng ấy mà sai sót, tui nghi cái sai sót nầy quá. Tư hưu trí cung cắp thông tin nầy làm “nổ bùm” quán cà phê chưa đâu có 2 nghi phạm số 1 và số 2 là Nguyễn Văn Nghị và Nguyễn Mi Sol vậy mà trong hồ sơ tòa xét xử không có biên bản hỏi cung 2 nghi phạm nầy. Công luận lên tiếng, cơ quan điều tra trả lời vì cả 2 nghi can ngoại phạm nên không cần có trong hồ sơ. Anh em kêu trời như bộng “bó tay mấy tay cảnh sát điều tra Long an luôn”. Hai Sài Gòn nói tiếp, thông tin nầy mới động trời nè, hồ sơ và năm nay thậm chí trong Giám đốc thẩm cũng chỉ nhắc đến tên Nguyễn Văn Nghị. Theo thông tin đăng tải trên báo chí từ khi xảy ra vụ án năm 2008, kể cả Báo Công an Nhân dân, Công an TPHCM và nhiều báo khác nhân vật Nguyễn Văn Nghị cư trú tại xã Tân Hội, Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Nhưng sáng 15/5, nhiều phóng viên đến Công an tỉnh Long An tìm hiểu và được Đại tá Phạm Thanh Tâm, Phó Giám đốc Công an tỉnh cho biết, sau khi xảy ra vụ án sát hại 2 nữ nhân viên Bưu điện Cầu Voi xảy ra khoảng 19h30 ngày 13/1/2008, cơ quan điều tra tập trung nhiều hướng xác minh gồm: cướp của giết người, ghen tuông tình ái, mâu thuẫn cá nhân. Qua đó, cơ quan điều tra xác định Nguyễn Hữu Nghị cư ngụ ấp Hòa Ngãi, xã An Vĩnh Ngãi, Thành phố Tân An (Long An) và Nguyễn Mi Sol (SN 1984, ngụ ấp Vĩnh Tiến, xã Hựu Thành, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long). Hai đối tượng này có mối quan hệ tình cảm với nạn nhân nên cơ quan điều tra triệu tập làm việc đầu tiên vào ngày 14/1/2008.
Nhiều người nghe thông tin nầy “tá hỏa” vậy là từ Nguyễn Văn Nghị ngụ tại Tân Hội, Cai Lậy, Tiền Giang bây giờ là Nguyễn Hữu Nghị ngụ tại Thành phố Tân An. Sao lạ vậy 12 năm trời từ Nguyễn Văn Nghị biến thành Nguyễn Hữu Nghị mà không thấy cơ quan điều tra công bố hay đính chính gì ráo?. Hai Sài Gòn cho là “bây giờ Quốc hội đã vào cuộc, chúng ta mong mỏi luật pháp phải được tôn trọng, không cá nhân, tổ chức nào đứng trên pháp luật, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Chúng ta chỉ mong như thế.