Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 10»Thống Kê»Bảng tần suất và các bài tập liên quan

Bảng tần suất và các bài tập liên quan

(VOH Giáo Dục) - Bảng tần suất là một nội dung quan trọng trong chương trình môn Toán lớp 10 phần Thống kê. Bảng tần suất có mối liên hệ mật thiết với bảng tần số.

Xem thêm

Bảng tần suất là một nội dung quan trọng trong chương trình môn Toán lớp 10 chương Thống kê. Bảng tần suất có mối liên hệ mật thiết với bảng tần số bởi vì khi chúng ta có bảng tần số, ta có thể dễ dàng suy ra bảng tần suất tương ứng. Vậy, bảng tần suất là gì? Có thể trình bày bảng tần suất như thế nào? Để trả lời cho những câu hỏi nêu trên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết sau đây.


1. Tần suất và bảng tần suất

  • Tần suất fi của giá trị xi là tỉ số giữa tần số ni và kích thước mẫu N

Công thức:  fi =

Chú ý: Người ta thường viết tần suất dưới dạng phần trăm

  • Khi bổ sung thêm một hàng tần suất vào cuối bảng tần số. Ta nhận được một bảng tần suất tương ứng

Ví dụ: Bảng xếp vị thứ của học sinh lớp 6A trong 8 tuần đầu tiên của năm học 2022 - 2023 được cho bởi bảng sau:

TuầnVị thứ
Tuần 13
Tuần 25
Tuần 32
Tuần 41
Tuần 52
Tuàn 63
Tuần 710
Tuần 82

Hãy lập bảng tần suất ứng với bảng số liệu nêu trên.

Giải

  • Từ bảng số liệu nêu trên, ta có bảng tần số tương ứng là:
Vị thứ (x)123510
Tần số (n)13211N = 8
  • Tính các giá trị tần suất tương ứng

Ta có: f1 = == 0,125 = 12,5%

f2 === 0,375 = 37,5%

f3 === 0,25 = 25%

f4 === 0,125 = 12,5%

f5 === 0,125 = 12,5%

  • Lập bảng tần suất:
Vị thứ (x)123510
Tần số (n)13211N = 8
Tần suất (%)12,537,525,012,512,5

2. Bài tập tự luận về bảng tần suất

Bài 1: Bánh mì thịt, xôi thịt, cơm chiên, bún xào là các món ăn sáng bạn Tâm hay ăn. Biết rằng 1 ổ bánh mì thịt là 12 nghìn đồng, 1 hộp xôi thịt là 15 nghìn đồng, 1 phần cơm chiên là 20 nghìn đồng và 1 phần bún xào là 18 nghìn đồng. Số tiền ăn sáng trong 30 ngày gần đây nhất của bạn Tâm được ghi lại ở bảng sau:

12152012151220181512
15181220121518121518
20151215122015151515
  1. Lập bảng tần suất tương ứng
  2. Trong 30 ngày qua, bạn Tâm ăn sáng món nào nhiều nhất? Với tần suất bao nhiêu phần trăm?
ĐÁP ÁN

Hướng dẫn:

a. Bảng tần suất:

Giá tiền (nghìn đồng)12151820
Tần số (n)91245N = 30
Tần suất (%)30,040,013,316,7

b. Trong 30 ngày qua, bạn Tâm ăn sáng món xôi thịt nhiều nhất với tần suất là 40%

Bài 2: Số quyển sách văn học bạn Tâm đọc được trong 12 tháng qua đều được bạn ghi lại trong bảng dưới đây:

643245
234364
  1. Lập bảng tần suất tương ứng
  2. Bạn Tâm đọc 3 quyển sách văn học mỗi tháng với tần suất bao nhiêu phần trăm?
ĐÁP ÁN

Hướng dẫn:

a. Bảng tần suất:

Số quyển sách (quyển)23456
Tần số (n)23412N = 12
Tần suất (%)16,725,033,38,316,7

b. Bạn Tâm đọc 3 quyển sách văn học mỗi tháng với tần suất 25%

3. Bài tập trắc nghiệm về bảng tần suất

Bài 1: Thời gian (phút) để các bạn học sinh trong tổ 1 lớp 10C chạy 2 vòng quanh sân trường được cho bởi bảng sau đây:

356454
544355

Hỏi thời gian chạy 4 phút chiếm tần suất là:

  1. 16,7%
  2. 8,3%
  3. 41,7%
  4. 33,3%
ĐÁP ÁN

Hướng dẫn:

Bảng tần suất:

Thời gian (phút)3456
Tần số (n)2451N = 12
Tần suất (%)16,733,341,78,3

Vậy, thời gian chạy 4 phút chiếm tần suất là 33,3%

Chọn câu D  

Bài 2: Tháng sinh của các bạn học sinh lớp 10D được thống kê và ghi lại ở bảng sau:

111016418
254761210
91219392
36112723
18115215

Trong các phát biểu sau, phát biểu sai là:

  1. Tần suất các bạn học sinh lớp 10D sinh vào tháng 1 là 17,1%
  2. Tần suất các bạn học sinh lớp 10D sinh vào tháng 2 là 11,4%
  3. Tần suất các bạn học sinh lớp 10D sinh vào tháng 11 là 5,7%
  4. Tần suất các bạn học sinh lớp 10D sinh vào tháng 12 là 8,7%
ĐÁP ÁN

Hướng dẫn:

Bảng tần suất:

Tháng123456789101112
Tần số (n)643233223223N = 35
Tần suất (%)17,111,48,65,78,68,65,75,78,65,75,78,6

Chọn câu D  

Bài 3: Cuối năm, bạn Linh đập heo đất tiết kiệm trong 1 năm vừa qua để mua sắm đồ Tết. Sau khi đập, bạn Linh thu được nhiều tờ tiền gồm các mệnh giá 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng và 200 nghìn đồng. Tất cả số tiền (nghìn đồng) được ghi lại trong bảng dưới đây:

100201050102020501020
1020202002020050102010
105020101001010101020
201010201002020202010
5020010020010200201020050

a. Số tờ tiền mệnh giá 10 nghìn đồng, 20 nghìn đồng, 50 nghìn đồng, 100 nghìn đồng, 200 nghìn đồng lần lượt là:

  1. 17; 17; 6; 4; 6
  2. 17; 17; 4; 6; 6
  3. 17; 17; 6; 6; 4
  4. 17; 6; 17; 6; 4
ĐÁP ÁN

Hướng dẫn:

Bảng tần số - tần suất tương ứng là:

Mệnh giá (nghìn đồng)102050100200
Tần số (n)1717646N = 50
Tần suất (%)34,034,012,08,012,0

Chọn câu A  

b. Tần suất của tờ tiền mệnh giá 100 nghìn đồng là:

  1. 12%
  2. 10%
  3. 8%
  4. 14%
ĐÁP ÁN

Chọn câu C 

c. Tờ tiền có tần suất lớn nhất là:

  1. 10 nghìn đồng
  2. 20 nghìn đồng
  3. A và B đều sai
  4. A và B đều đúng
ĐÁP ÁN

Chọn câu D  

d. Sau khi đập heo, bạn Linh thu được tổng số tiền là:

  1. 2400 nghìn đồng
  2. 2410 nghìn đồng
  3. 2420 nghìn đồng
  4. 2440 nghìn đồng
ĐÁP ÁN

Hướng dẫn:

Tổng số tiền bạn Linh thu được sau khi đập heo là:

10.17 + 20.17 + 50.6 + 100.4 + 200.6 = 2410 (nghìn đồng)

Chọn câu B

Trên đây là phần nội dung lý thuyết về bảng tần suất và các bài tập liên quan. Mong rằng thông qua bài viết, các em có thể phần nào củng cố kiến thức, vận dụng vào việc giải quyết các bài tập liên quan cũng như ôn tập để chuẩn bị thật tốt cho các kì thi sắp tới.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Phạm Thị Phương Thảo

Bảng tần số và các vấn đề liên quan
Mốt là gì trong toán học? Định nghĩa và ý nghĩa của khái niệm này