Tam thức bậc hai là một nội dung quan trọng, được đề cập nhiều trong chương trình môn Toán lớp 10. Vậy, tam thức bậc hai là gì? Làm sao để xét dấu tam thức bậc hai? Có thể vận dụng lý thuyết vào xử lý các dạng bài tập liên quan đến tam thức bậc hai như thế nào? Để có thể trả lời cho những câu hỏi vừa nêu, chúng ta hãy cùng đi vào tìm hiểu nội dung chi tiết của bài viết sau đây.
1. Tam thức bậc hai là gì?
+ Tam thức bậc hai đối với x là biểu thức có dạng ax2 + bx + c, trong đó: a, b, c là những số thực đã biết và a
Ví dụ: Biểu thức f(x) = 2x2 - 3x + 1 là một tam thức bậc hai đối với x có các hệ số: a = 2; b = - 3; c = 1.
+ Tam thức bậc hai ax2 + bx + c có biệt thức
+ Nghiệm của tam thức bậc hai ax2 + bx + c chính là nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0.
Ví dụ: Tìm nghiệm của tam thức bậc hai f(x) = 2x2 - 3x + 1.
Giải
Phương trình 2x2 - 3x + 1 = 0 có các hệ số a = 2; b = - 3; c = 1.
Mà a + b + c = 0 nên phương trình có hai nghiệm là: x1 = 1 và x2 =
Vậy, tam thức bậc hai f(x) = 2x2 - 3x + 1 có hai nghiệm là: x1 = 1 và x2 =
» Xem thêm: Dấu của tam thức bậc hai - Lý thuyết và dạng bài tập toán liên quan
2. Định lý tam thức bậc hai
Cho tam thức bậc hai f(x) = ax2 + bx + c với a
Tam thức bậc hai có biệt thức
+ Nếu
+ Nếu
+ Nếu
- f(x) trái dấu với hệ số a khi x1 < x < x2.
- f(x) cùng dấu với hệ số a khi x < x1 và x > x2.
Ví dụ: Xét dấu của tam thức bậc hai f(x) = 2x2 - 3x + 1
Giải
+ Phương trình 2x2 - 3x + 1 = 0 có a + b + c = 2 + (- 3) + 1 = 0 nên có hai nghiệm là x1 = 1 và x2 =
Do đó, tam thức bậc hai f(x) = 2x2 - 3x + 1 có hai nghiệm là x1 = 1 và x2 =
+ Lập bảng xét dấu:
Vậy, f(x) > 0 khi x
3. Bài tập tam thức bậc hai lớp 10
3.1. Bài tập tự luận
Bài 1: Cho tam thức bậc hai f(x) = - x2 - 4x - 3. Hãy cho biết tam thức bậc hai f(x) > 0 khi nào?
ĐÁP ÁN
+ Tam thức bậc hai f(x) đã cho có hệ số a = - 1 < 0.
+ Tam thức bậc hai f(x) đã cho có hai nghiệm là: x1 = - 3 và x2 = - 1.
+ Lập bảng xét dấu:
Vậy, tam thức bậc hai f(x) > 0 khi x
Bài 2: Cho tam thức bậc hai f(x) = - 2x2 + 4x - m. Với giá trị nào của tham số m thì tam thức bậc hai f(x) < 0?
ĐÁP ÁN
Tam thức bậc hai f(x) = - 2x2 + 4x - m có hệ số a = - 2 < 0.
Do đó, điều kiện để tam thức bậc hai f(x) < 0 là:
Vậy, khi m > 2 thì tam thức bậc hai f(x) < 0.
3.2. Câu hỏi trắc nghiệm
Bài 3: Cho tam thức bậc hai f(x) = 3x2 - x - 1. Lúc này, tổng các hệ số của tam thức bậc hai này là:
- a + b + c = 5
- a + b + c = 3
- a + b + c = 1
- Cả A, B, C đều sai
ĐÁP ÁN
Tam thức bậc hai f(x) = 3x2 - x - 1 có các hệ số a = 3; b = - 1; c = - 1.
Lúc này, a + b + c = 3 + (- 1) + (- 1) = 1.
Chọn câu C
Bài 4: Trong các kết luận sau đây, kết luận đúng về nghiệm của tam thức bậc hai f(x) = x2 - 2x + 2 là:
- Tam thức bậc hai đã cho có nghiệm kép.
- Tam thức bậc hai đã cho vô nghiệm.
- Tam thức bậc hai đã cho có hai nghiệm phân biệt.
- Tam thức bậc hai đã cho có vô số nghiệm.
ĐÁP ÁN
Tam thức bậc hai f(x) = x2 - 2x + 2 có:
Do đó, tam thức bậc hai f(x) = x2 - 2x + 2 vô nghiệm.
Chọn câu B
Bài 5: Cho tam thức bậc hai f(x) = x2 - 10x + 25. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu đúng là:
- f(x) < 0 với mọi x
5. - f(x) > 0 với mọi x
5. - f(x) > 0 với mọi x
R. - f(x) < 0 với mọi x
R.
ĐÁP ÁN
Tam thức bậc hai f(x) = x2 - 10x + 25 có a = 1 > 0 và có:
Do đó, tam thức bậc hai f(x) > 0 với mọi x
Chọn câu B
Bài 6: Cho tam thức bậc hai g(x) = 3x2 - m. Với giá trị nào của tham số m thì tam thức bậc hai g(x) > 0?
- m > 0 hoặc m < 0.
- m > 0.
- m < 0.
- Cả A, B, C đều sai.
ĐÁP ÁN
Tam thức bậc hai g(x) = 3x2 - m có hệ số a = 3 > 0.
Nên để tam thức bậc hai g(x) > 0 thì:
Vậy, khi m < 0 thì tam thức bậc hai g(x) > 0.
Chọn câu C
Hy vọng qua bài viết "Tam thức bậc hai là gì? Khái niệm & bài tập vận dụng (có đáp án)", bạn đã nắm vững khái niệm và cách giải tam thức bậc hai. Để trở nên thành thạo về chủ đề này, hãy tiếp tục ôn tập và giải nhiều bài tập để củng cố kỹ năng. Nếu cần hỗ trợ thêm, hãy luôn tìm đến VOH Giáo Dục nguồn kiến thức đáng tin cậy và những giải thích chi tiết để xây dựng nền tảng vững chắc trong toán học.
Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang