Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 8»Tứ Giác»Tính chất hình thang vuông và các dạng t...

Tính chất hình thang vuông và các dạng toán liên quan

Tính chất hình thang vuông như thế nào? VOH Giáo Dục sẽ cùng bạn tìm hiểu một số nội dung liên quan đến chủ đề tính chất hình thang vuông - một kiến thức cơ bản bạn có thể áp dụng trong suốt quãng thời gian học tập.

Xem thêm

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về định nghĩa hình thang vuông, dấu hiệu nhận biết và tính chất của hình thang vuông cùng những dạng toán liên quan. Trên cơ sở đó giúp các bạn lựa chọn được phương pháp học tập và nghiên cứu hiệu quả cho mình về môn toán học nói riêng và các môn học khác nói chung.

1. Nhắc lại về hình thang vuông

Hình thang vuông là hình thang có một góc vuông.

hinh-thang-vuong-dinh-nghia-tinh-chat-va-cac-dang-toan-1
Hình 1

Trên hình 1, hình thang MNPQ có MN // PQ,  . Ta nói MNPQ là hình thang vuông.

2. Tính chất hình thang vuông

Trong hình thang vuông, hai cạnh đáy song song với nhau, một cạnh bên vuông góc với hai đáy.

Cụ thể, trong hình 1, MNPQ là hình thang vuông. Khi đó: MN // PQ, MQ  MN, MQ  QP.

3. Nhận biết hình thang vuông

Hình thang có một góc vuông là hình thang vuông.

4. Công thức liên quan đến tính chất hình thang vuông

  • Chu vi hình thang vuông bằng tổng các cạnh bên và cạnh đáy.

P = a + b + c + d

Trong đó: 

P: Chu vi hình thang vuông

a, b lần lượt là độ dài 2 cạnh đáy

c, d lần lượt là độ dài 2 cạnh bên 

S =  

Trong đó: 

S: Diện tích hình thang vuông

a, b lần lượt là độ dài 2 cạnh đáy

h: độ dài cạnh bên vuông góc với hai đáy (chiều cao hình thang)

5. Các dạng bài tập cơ bản liên quan đến tính chất hình thang vuông

5.1. Dạng 1: Tính chu vi, diện tích sử dụng tính chất hình thang vuông

Bài 1: Cho hình thang vuông MNPQ (MN // PQ;  ), biết MN = 4cm; NP = 3,5cm; PQ = 5cm; MQ = 3cm. Tính chu vi, diện tích hình thang MNPQ.

ĐÁP ÁN

hinh-thang-vuong-dinh-nghia-tinh-chat-va-cac-dang-toan-1  

Chu vi hình thang MNPQ là:

P = MN + NP + PQ + QM

   = 4 + 3,5 + 5 + 3

   = 15,5 cm

Diện tích hình thang MNPQ là:
S =  cm2

Bài 2: Cho hình vẽ, biết MNKH là hình vuông cạnh 4cm; MQ = NP = 5cm. Tính chu vi tứ giác MNPQ, diện tích tứ giác MNPH.

hinh-thang-vuong-dinh-nghia-tinh-chat-va-cac-dang-toan-3

ĐÁP ÁN

Xét tam giác MQH vuông tại H có:

MQ2 = MH2 + QH2 (định lí Py- ta- go)

 52 = 42 + QH2 

 QH2 = 52 - 42

 QH2 = 9

 QH = 3cm

Xét tam giác MQH (  ) và tam giác NPK (  ) có:

MQ = NP ( giả thiết) 

MH = NK ( MNKH là hình vuông)

Do đó,  MQH =  NPK ( cạnh huyền- cạnh góc vuông)

 QH = PK = 3cm ( hai cạnh tương ứng)

Vì MN // KH nên MN // PQ suy ra MNPQ là hình thang.

Ta có: PQ = PK + KH + HQ = 3+4+3=10cm.

Chu vi hình thang MNPQ là: P = MN + NP + PQ + QM = 4+5+10+5= 24cm.

Tứ giác MNPH có MN // PH nên MNPH là hình thang.

Hình thang MNPH có  nên MNPH là hình thang vuông.

Ta có: PH = PK + KH = 3+4=7cm

Diện tích hình thang MNPH là :

S =  cm2


Bài 3: Cho hình thang vuông ADMN có AD = AN = 3cm, MN = 6cm, kẻ DK vuông góc với MN tại K.

a) Chứng minh  ADN =  KND.

b) Chứng minh tam giác DKM vuông cân tại K.

c) Tính diện tích hình thang ADMN.

ĐÁP ÁN

hinh-thang-vuong-dinh-nghia-tinh-chat-va-cac-dang-toan-5 

a) Vì ADMN là hình thang nên AD // MN

  ( hai góc so le trong)

Xét   ADN ( vuông tại A) và  KND( vuông tại K) có:

DN là cạnh chung

 

Do đó,   ADN =  KND( cạnh huyền- góc nhọn)

b) Vì   ADN =  KND nên AD = NK = 3cm, AN = KD = 3cm

Ta có: NK + KM = NM

 3 + KM = 6

 KM = 3cm.

Tam giác DKM vuông tại K có DK = KM = 3cm, suy ra tam giác DKM vuông cân tại K.

c) Diện tích hình thang ADMN là:

S =  cm2

5.2. Dạng 2: Chứng minh tứ giác là hình thang vuông

Bài 1: Cho tam giác ADE vuông cân tại D. Vẽ về phía ngoài tam giác AME vuông cân tại A. Chứng minh tứ giác ADEM là hình thang vuông.

ĐÁP ÁN

hinh-thang-vuong-dinh-nghia-tinh-chat-va-cac-dang-toan-4  

Vì tam giác ADE vuông cân tại D nên  

Vì tam giác AEM vuông cân tại A nên  

Ta có:  

 

mà hai góc này ở vị trí trong cùng phía

nên AD // EM.

Tứ giác ADEM có AD // EM nên ADEM là hình thang.

Hình thang ADEM có  nên ADEM là hình thang vuông.

Bài 2: Cho tam giác MNP, trên tia MP lấy điểm D sao cho MN = MD, trên tia MN lấy điểm E sao cho ME = MP. Kẻ NH vuông góc với EP. Chứng minh tứ giác NDPH là hình thang vuông.

ĐÁP ÁN

hinh-thang-vuong-dinh-nghia-tinh-chat-va-cac-dang-toan-6  

Xét tam giác MND có MN = MD nên tam giác MND cân tại M.

  

Ta có: 

 

 

 (1)

Tương tự, tam giác MEP có ME = MP nên tam giác MEP cân tại M.

 

Ta có: 

 

 (2)

Từ (1) và (2), suy ra  

mà hai góc này ở vị trí đồng vị

nên ND // EP

Tứ giác NDPH có ND // HP nên NDPH là hình thang.

Hình thang NDPH có  suy ra NDPH là hình thang vuông.

Bài 3: Cho tam giác AMN vuông tại M, có P là trung điểm của AN, Q là trung điểm của AM.

a) Chứng minh tam giác AMP cân tại P.

b) Chứng minh MNPQ là hình thang vuông.

ĐÁP ÁN

 hinh-thang-vuong-dinh-nghia-tinh-chat-va-cac-dang-toan-7

a) Vì P là trung điểm của AN nên MP là đường trung tuyến của tam giác AMN

Suy ra MP = PA = PN

Tam giác AMP có PM = PA nên tam giác AMP cân tại P.

b) Vì Q là trung điểm của AM nên PQ là đường trung tuyến của tam giác AMP.

Tam giác AMP cân tại P có PQ là đường trung tuyến nên PQ là đường cao

suy ra, PQ vuông góc với AM.

Ta có: PQ  AM, MN  AM

Suy ra PQ // MN.

Tứ giác MNPQ có PQ // MN nên MNPQ là hình thang

Hình thang MNPQ có  nên MNPQ là hình thang vuông.

Như vậy, bài viết này đã tổng hợp đầy đủ tính chất và các vấn đề liên quan đến hình thang vuông một cách đầy đủ nhất. Hãy nắm vững kiến thức để có thể dễ dàng giải các bài toán từ cơ bản đến nâng cao nhé. Các bạn có thể xem thêm nhiều dạng bài tập khác ở VOH giáo dục để có thể học tốt nhé.


Chịu trách nhiệm nội dung: GV Nguyễn Thị Trang

Tác giả: Nguyễn Thị Thanh Xuân

Tính chất hình thang là gì? Dấu hiệu nhận biết và công thức tính
Hình thang là gì? Các dạng toán thực hành về hình thang