Picture of the author
Picture of the author
SGK Toán 7»Quan Hệ Giữa Các Yếu Tố Trong Tam Giác. ...»Bài 5: Tính Chất Tia Phân Giác Của Một G...

Bài 5: Tính Chất Tia Phân Giác Của Một Góc

Lý thuyết bài Tính chất tia phân giác của một góc môn toán 7 bộ sách giáo khoa. Nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu lý thuyết và bài tập minh họa một cách đầy đủ, dễ hiểu.

Xem thêm

I. Định lí về tính chất các điểm thuộc tia phân giác

Định lí 1 (định lí thuận)

Điểm nằm trên tia phân giác của một góc thì cách đều hai cạnh của góc đó. (SGK, trang 68)

bai-5-tinh-chat-tia-phan-giac-cua-mot-goc-1

II. Định lí đảo

Định lí 2 (định lí đảo)

Điểm nằm bên trong của một góc và cách đều hai cạnh của góc thì nằm trên tia phân giác của góc đó. (SGK, trang 69)

bai-5-tinh-chat-tia-phan-giac-cua-mot-goc-2

Nhận xét: Tập hợp các điểm nằm bên trong một góc và cách đều hai cạnh của góc là tia phân giác của góc đó.


Bài tập luyện tập Tính chất tia phân giác của một góc của trường Nguyễn Khuyến

Bài 1: Tam giác MNI có , hai tia phân giác của   cắt nhau tại O.

a) Tính

b) Chứng minh: N, O, K thẳng hàng.

ĐÁP ÁN

bai-5-tinh-chat-tia-phan-giac-cua-mot-goc-3

a) Tam giác MNI có:

 (tổng ba góc trong tam giác)


Ta có: 

 (MO là phân giác )

(MO là phân giác )


Tam giác MOI có:

 (tổng ba góc trong tam giác)


b) Vẽ KA, KB, KC lần lượt vuông góc với các cạnh MN, MI, NI tại A, B, C.

MK là tia phân giác của nên KA = KB (tính chất tia phân giác của một góc)

IK là tia phân giác của nên KB = KC (tính chất tia phân giác của một góc)

Suy ra: KA = KC (= IN)

→ K là điểm nằm trên đường phân giác của

Mà: Đường thẳng NO là đường phân giác của


Vậy ba điểm N, O, K thẳng hàng.

Bài 2: Tam giác DEF vuông tại D có DF = 8dm, EF = 10dm.

a) Tính DE.

b) Tia phân giác của cắt DF tại A. Gọi I là chân đường vuông góc vẽ từ A xuống EF. So sánh: AD và AF.

c) Tam giác DEI là tam giác gì? Vì sao?

d) Chứng minh: BE là trung trực đoạn thẳng ID.

ĐÁP ÁN

bai-5-tinh-chat-tia-phan-giac-cua-mot-goc-4

a, Tam giác EDF vuông tại D:  

 (Định lý Pytago)


Vậy DE = 6dm.

b) Xét tam giác ADE và tam giác AIE có:


AE là cạnh huyền chung.

 (AE là phân giác )

(cạnh huyền – góc nhọn)

(hai cạnh tương ứng)

Tam giác AIF vuông tại I.

→ AF là cạnh lớn nhất

→ AF > AI

Mà: AD = AI (chứng minh trên)

Vậy AD < AF.

c, Tam giác EDI có:

ED = EI ()

Vậy tam giác EDI cân tại E.

d) Gọi B là giao điểm của AE và DI.

Xét tam giác DEB và tam giác IEB có:

DE = EI (chứng minh trên)


EB là cạnh chung


(hai góc tương ứng)

Mà: (hai góc kề bù)


tại B (1)

Mà BD = BI ()

→ B là trung điểm của DI (2)

Từ (1) và (2), suy ra: BE là đường trung trực của đoạn thẳng AD.


Giáo viên soạn: Phạm Ngọc Diệu 

Đơn vị: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến Bình Dương

Tác giả: Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến - Tổ Toán

Bài 4: Tính Chất Ba Đường Trung Tuyến Của Tam Giác
Bài 6: Tính Chất Ba Đường Phân Giác Của Tam Giác