Nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp về ảnh phong cảnh người Hà Lan - Albert Dros đưa ra một số lời khuyên giúp bạn có những bức ảnh phong cảnh thú vị.
Albert Dros là một nhiếp ảnh gia người Hà Lan từng đoạt nhiều giải thưởng. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi một số kênh truyền thông lớn nhất thế giới, bao gồm TIME, The Huffington Post, The Daily Mail và National Geographic.
1. Dùng ống kính Tele (ống kính tiêu cự dài) chụp chi tiết nhỏ trong một cảnh quang rộng lớn:
Hầu hết các ảnh phong cảnh đều được chụp bằng ống kính rộng. Bạn hãy thử ống kính Tele với độ dài từ 100mm đến 300mm. Bạn thử chụp một chi tiết nhỏ trong một cảnh quang rộng lớn, bạn sẽ thấy một thế giới hoàn toàn mới của nhiếp ảnh phong cảnh.
Chụp một góc đồi xanh bằng tiêu cự 300mm
2. Chụp phơi sáng (chụp tốc độ chậm)
Phương pháp chụp tốc độ chậm giúp tấm ảnh sinh động hơn (VD: mây di chuyển, nước di chuyển). Hãy khép khẩu độ, chụp tốc độ chậm. Bạn có thể dùng filter ND để giảm lượng sáng vào ống kính. Thử nhiều tốc độ khác nhau để cho ra độ chuyển động khác nhau.
Tấm ảnh sinh động hơn khi chụp tốc độ chậm.
3. Dùng filter CPL loại bỏ sự phản chiếu
Nếu là dân chơi ảnh phong cảnh, filter CPL không thể thiếu trong bộ máy ảnh của bạn. Filter CPL đặc biệt hữu ích để kiểm soát lượng ánh sáng mặt trời và sự phản chiếu trên bề mặt phản chiếu (VD: chụp mặt nước và mắt kính). Bạn sẽ thấy sự khác biệt khi dùng filter CPL, nó sẽ loại bỏ sự phản chiếu của mặt nước khi chụp phong cảnh.
. Trong hình bạn sẽ nhìn thấy đáy hồ nước khi dùng filter CPL
4. Dùng ống kính Tele (ống kính tiêu cự dài) kéo hậu cảnh lại gần tiền cảnh
Dùng tiêu cự càng xa càng giúp kéo hậu cảnh lại gần tiền cảnh sẽ tạo ra bức ảnh khác biệt, tạo chiều sâu cho bức ảnh.
Ảnh chụp tiêu cự 300 mm, Hậu cảnh phía sau của người đàn ông nhìn hùng vĩ hơn khi hậu cảnh được kéo sát lại tiền cảnh bằng ống kính tiêu cự dài
5. Hãy chú ý ánh sáng
Ánh sáng luôn thay đổi, đặc biệt là bình minh và hoàng hôn. Hãy tìm kiếm những vật thể được ánh sáng chiếu thẳng vào tạo sự nổi bật hơn môi trường xung quanh (VD: đỉnh núi, một bông hoa có ánh nắng chiếu thẳng vào nổi bật hơn môi trường xung quanh v.v....)
Ánh sáng nhiếu vào đỉnh núi giúp nó nổi bật hơn xung quanh
6. Dùng ống kính góc rộng để sát tiền cảnh
Khi chụp với các ống kính góc rộng, hãy để sát ống kính vào vật thể tiền cảnh để tạo chiều sâu bức ảnh. Có thể là hoa, cây cối, hoặc bất cứ thứ gì làm tiền cảnh. Hãy mở khẩu độ ống kính để làm mờ tiền cảnh và rõ hậu cảnh hoặc ngược lại, giúp bức ảnh phong cảnh có chiều sâu.
Ống kính đặt sát hoa phía trước, mở rộng khẩu độ để tiền cảnh mờ hậu cảnh rõ
Ống kính đặt sát hoa phía trước, mở rộng khẩu độ để tiền cảnh rõ hậu cảnh mờ.
7. Biến mặt trời tròn thành tia ngôi sao
Khi chụp trực tiếp vào mặt trời và đóng khẩu độ của bạn xuống f/16 - f/22 bạn sẽ thấy ống kính của bạn sẽ tạo ra một mặt trời có tia ngôi sao (Sunstar). Mỗi loại ống kính khác nhau điều cho ra hiệu ứng Sunstar khác nhau. Hãy chọn góc để mặt trời nằm trên một vật thể có sự tương phản về vùng sáng, bạn sẽ thấy rõ tia sáng của mặt trời, VD: Tán lá, lùm cây v.v...
Ảnh chụp khẩu độ 22mm
8. Sử dụng ống kính cực rộng hoặc ống kính mắt cá
Sử dụng ống kính siêu rộng (VD: tiêu cự 14mm (trên sensor Fullframe) hoặc 8mm-15mm fisheye) sẽ tạo ra một cách nhìn hoàn toàn mới và giúp bạn sáng tạo hơn trong ảnh phong cảnh. Nó rất có ít cho việc chụp quang cảnh cực rộng hoặc làm biến dạng độ to nhỏ của vật thể theo ý đồ của bạn. Lưu ý hãy tìm hiểu kỹ về độ méo của các ống kính siêu rộng và bạn phải sử dụng photoshop hậu kỳ để giảm độ méo của bức ảnh.
Ành chụp bằng ống kính fisheye 12mm
Tiền cảnh cỏ bị biến dạng to lên tạo ấn tượng cho bức ảnh. Lưu ý phải hậu kỳ chỉnh độ méo do ống kính tạo ra
9. Cảm nhận trước khi dùng máy ảnh
Hãy đi bộ quan sát quang cảnh xung quanh, cảm nhận và cố gắng hình dung khung hình bạn muốn chụp. Bạn có thể dùng điện thoại smartphone chụp trước vài tấm để kiểm tra khung hình.
Hình dung khung cảnh trước khi bấm máy
10. Tập luyện cách quan sát và trải nghiệm các hiệu ứng ống kính
Một nhiếp ảnh gia phong cảnh đều phải tập luyện cách quan sát mọi vật, mọi sự việc xung quanh. Chờ đợi thời điểm bấm máy. Bởi vì môi trường xung quanh luôn thay đổi, ví dụ một quang cảnh đều có vẻ đẹp riêng vào buổi sáng và buổi tối, hoặc theo mùa. Và hãy trải nghiệm nhiều tiêu cự ống kính để bạn có thể khai thác tốt các hiệu ứng ống kính.
Tập quan sát quan sát mọi vật, mọi sự việc xung quanh. Ảnh chụp Buổi sáng mùa đông