Nhiều con đường trung tâm Sài Gòn giờ vẫn còn giữ được vỉa hè, giữ được những cây cổ thụ ngút mắt có tuổi đời trăm năm.
Chẳng còn nhiều người biết tháng năm ra đời của những hàng cây ấy, nhưng theo một số tài liệu ghi lại, từ những năm 1863 – 1865 khi người Pháp chiếm Sài Gòn, họ đã cho trồng hàng loạt cây xanh trên vỉa hè để chống lại cái nắng oi bức của miền nhiệt đới.
Ban đầu, họ trồng các loại cây ăn quả như me, xoài… sau lại chuyển qua trồng sao trên lề đường, công viên. Đó là lý do tại sao, nhiều tuyến đường Sài Gòn giờ đây – trải qua cả trăm năm, những hàng me vẫn rợp bóng đường Nguyễn Du, Nam Kỳ Khởi Nghĩa… và khiến bao người xao xuyến khi chạy xe trong làn gió mát nhẹ với lá me bay rợp trời.
Me rợp bóng vỉa hè đường Phùng Khắc Khoan
Me che nắng đường Nguyễn Du
Sài Gòn cũng còn đó nhiều con đường xanh ươm, mát rượi dưới nắng nhờ những hàng sao cao tít tắp như Nguyễn Bình Khiêm, Trần Quang Khải, đường 3/2, Hùng Vương, Trần Phú, Ngô Gia Tự…, những con đường rợp bóng xà cừ như Nguyễn Đình Chiểu, Pasteur…, những công viên rợp bóng cổ thụ như Tao Đàn, 23/9, 30/4...
Công viên 30/4 - một trong những ít công viên giữ được nhiều cây cổ thụ - tạo thành "lá phổi xanh" cho trung tâm thành phố
Đường Trương Định luôn mát mẻ nhờ 2 hàng cây cao ngút mắt
Nhưng nhiêu đó cây chưa đủ!
Cây quen thuộc như cuộc sống, hơi thở. Cũng chẳng nhiều người quan tâm đến hàng cây ven đường là cây gì, ai trồng, ai chăm… nhưng cứ thử một ngày, hàng cổ thụ nào đó bị chặt đi sẽ thấy bao nhiêu người nao lòng, nhớ thương, tiếc nuối. Đó cũng là lý do mà khi những hàng cây trên đường Tôn Đức Thắng bị đốn hạ, nhường chỗ xây dựng công trình giao thông trọng yếu, đã bao nhiêu người thầm lặng mỗi ngày đặt hoa lên những thân cây bị đốn, để nhớ và thương.
Đường Tôn Đức Thắng - hồi còn rợp bóng xà cừ
Quả thật, khi sống và làm việc trong một thành phố lớn, ngột ngạt bốn bề bê tông và kính, mỗi hàng cây mất đi là nhiều điều để tiếc nuối, tiếc bóng mát, tiếc màu xanh, tiếc cả thời gian chục năm, trăm năm để một hạt mầm gieo xuống, lớn lên và tỏa bóng cho thành phố.
Mai Chí Thọ là con đường được trồng nhiều cây xanh nhưng quả thật phải cần rất nhiều thời gian để cây trở thành cổ thụ và che bóng cả con đường!
Đường Hoàng Sa ven kênh, những hàng cây đã kịp lớn để che bóng
Nhiều đại lộ tại TPHCM đã dành không gian cho cây xanh như Xa Lộ Hầ Nội, Phạm Văn Đồng, Võ Văn Kiệt, Nguyễn Văn Linh, Mai Chí Thọ... nhưng quả thật như vậy vẫn còn quá khiêm tốn khi hàng trăm còn đường khác thiếu bóng cây.
Sài Gòn nóng 40 độ C và hơn, cái nỗi tiếc thương lại dâng trào trong lòng nhiều người, không chỉ là người đi đường lúc ban trưa, mà đó còn là nỗi tiếc của những người xe ôm, bán báo, bán nước… bao năm bám đường, bám cây vì cuộc mưu sinh đời mình.
Theo báo SGGP, thống kê từ năm 1998, diện tích công viên của toàn TPHCM khoảng 1.000ha, đến nay toàn bộ diện tích công viên, vườn hoa và cây xanh dải phân cách chỉ còn khoảng 535ha, giảm gần 50%. Quá trình đô thị hóa trong vòng 15 năm qua cũng khiến TPHCM mất đi khoảng 47 con kênh với tổng diện tích 16,4ha, san lấp 7,4ha hồ Bình Tiên…
Giấc trưa yên ả dưới bóng cây ven sông Sài Gòn
Điều này khiến nhiệt độ TP ngày càng tăng, sản lượng điện tiêu thụ càng tăng – và người dân cứ phải quay cuồng trong vòng xoáy, nóng nực rồi lại tiếc thương bóng mát thiên nhiên của cây xanh công viên, vỉa hè.
Dự báo thời tiết TPHCM hôm nay 27/4: Ngày nắng, đêm có thể có mưa rào nhẹ rải rác - Accuweather dự báo, hôm nay 27/4, TPHCM trời nắng nóng, chỉ số UV buổi trưa lên tới mức 12. Ban đêm trời có mưa rào và ...
Dự báo thời tiết TPHCM cuối tuần (27/4 - 28/4): Sài Gòn nắng, chủ nhật có thể có dông rải rác - Accuweather dự báo, thời tiết TPHCM cuối tuần (27/4 - 28/4), trời nắng nóng. Chủ nhật trời có thể có mưa rào và dông rải ...
Dự báo thời tiết TPHCM hôm nay 26/4: Trời oi bức, nắng nóng cháy da - Hôm nay 26/4, Accuweather dự báo TPHCM có một ngày nắng nóng. Chỉ số UV buổi trưa lên tới mức cực độ - mức 13.