Chờ...

6 quan niệm sai lầm của con người về vấn dề nóng lên toàn cầu

( VOH ) - Hiện nay nhiều người chưa thực sự quan tâm và nhìn nhận đúng về sự nóng lên toàn cầu. Vậy sẽ ra sao nếu con người là nguyên nhân chính gây ra sự biến đổi khí hậu này?
  1. Sự nóng lên toàn cầu khiến bão tuyết suy giảm

Những trận bão tuyết nổi lên dữ dội là do sự nóng lên toàn cầu. Khi không khí, đất liền và đại dương nóng lên thì nước sẽ bốc hơi. Vì vậy khi một trận bão đổ bộ, nước bay hơi sẽ đọng lại tạo thành cơn bão lớn, và mật độ tuyết sẽ dày đặc hơn khi mùa đông đến.

voh.com.vn-bien-doi-khi-hau-anh-1

Mật độ tuyết dày đặc khiến thời tiết khắc nghiệt hơn và làm tắc nghẽn giao thông

  1. Biến đổi khí hậu là một quy luật tự nhiên, con người không thể tác động lớn tới hành tinh lớn như trái đất

Nhiệt độ trái đất thay đổi theo kỷ băng hà (giai đoạn giảm nhiệt độ của khí hậu trên trái đất). Các nhà khoa học cho rằng nhiệt độ phải giảm để chuẩn bị cho kỷ băng hà tiếp theo, tuy nhiên nhiệt độ hiện nay đang tăng lên đáng kể so với các thập kỷ trước. NASA cho biết kể từ năm 1880, nhiệt độ trung bình ở các nơi đặt nhiệt kế trên trái đất đã tăng lên theo từng năm, và 2014 là năm nóng nhất được ghi nhận. 

Trước khi thời đại công nghiệp hóa phát triển, nồng độ carbon dioxide tự nhiên (CO2) chỉ ở khoảng 275 phần triệu (ppm). Hiện nay than đá, dầu và khí đốt mà chúng ta sử dụng đã khiến con số này đã đạt ngưỡng 400 ppm, cao hơn vài trăm lần so với 80 ppm trong thời kỳ kỷ băng hà cách đây 11.000 - 17.000 năm. Không còn nghi ngờ gì nữa, con người chính là tác nhân làm gia tăng nồng độ CO2 trong khí quyển.

voh.com.vn-bien-doi-khi-hau-anh-2

Nhiệt kế đo nhiệt độ lớn nhất thế giới tại California

  1. Cá nhân liệu có bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính?

Biến đổi khí hậu đang làm cạn kiệt ngân sách của các nước trên thế giới. Hoa Kỳ đã chi tiêu lượng ngân sách lớn để bù đắp thiệt hại gây ra bởi thiên tai như bão lũ, hạn hán và cháy rừng trong khoảng thời gian từ năm 1980 - 2014. Cùng với đó, con người có thể bị dị ứng với phấn hoa của thực vật phát triển sớm phát tán ra ngoài không khí bởi tác động của hiệu ứng nhà kính.

  1. Sống xanh cần nhiều sự nỗ lực và chi phí hơn so với hiện tại

Có nhiều cách sống tiết kiệm, dễ thực hiện giúp bảo vệ trái đất. Thức ăn thừa là nguồn rác thải lớn nhất, vì vậy nếu bạn có thể tiết kiệm thức ăn thì sẽ giảm được lượng khí metan (khí gây hiệu ứng nhà kính) và tiết kiệm được một khoản tiền nhỏ. Hiện nay có rất nhiều loại thiết bị và xe hơi có giá thành cao nhưng lại giúp tiết kiệm năng lượng khi sử dụng, do đó lượng khí thải như CO2, metan sẽ được giảm thiểu đáng kể. 

voh.com.vn-bien-doi-khi-hau-anh-3

Lượng thức ăn thừa đổ ra bãi rác là quá nhiều và phung phí tài nguyên 

  1. Cho dù chúng ta có chung tay bảo vệ môi trường thì Trung Quốc vẫn đang khai thác dầu khí trên biển

Thực tế mỗi cá nhân thải ra lượng khí CO2 gần gấp 3 lần so với dự án dầu khí của Trung Quốc. Dân số Trung Quốc rất đông, tuy nhiên họ có ý thức và đang hành động để thay đổi tình hình tiêu cực của biến đổi khí hậu. Bằng chứng là Trung Quốc là cường quốc đứng thứ hai thế giới về công nghệ năng lượng mặt trời và dẫn đầu trong việc khai thác và sử dụng năng lượng gió.

  1. Chỉ một người thì làm sao thay đổi được hiệu ứng nhà kính?

Khảo sát cho thấy lối sống của người dân Hoa Kỳ quyết định đến 75% lượng khí thải ở nước này. Nếu họ có thể cải thiện việc tiết kiệm năng lượng trong các hộ gia đình khoảng 10% thì sẽ tương đương với việc giảm thiểu được lượng khí thải của 25 triệu chiếc xe. Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, xe máy tuy không thải ra lượng khí lớn như xe tải, xe hơi nhưng với số lượng đông đảo người sử dụng thì vẫn sẽ gây ra hậu quả đáng khôn lường cho môi trường và không khí ở nước ta. 

voh.com.vn-bien-doi-khi-hau-anh-4

Người dân tham gia giao thông phải hứng chịu mùi không khí ô nhiễm do các phương tiện lưu thông thải ra trong không khí.

Liệu chúng ta đang “cứu lấy trái đất”, “bảo vệ môi trường” hay đang cứu lấy chính sự sống của con người trên quả địa cầu? Trước tình trạng đáng báo động của biến đổi khí hậu hiện nay, mỗi cá nhân, tập thể cần nhận thức đúng đắn về vấn đề môi trường, chung tay giải quyết và tìm ra biện pháp phù hợp để cứu lấy sự sống trên hành tinh này.